
1. Chuẩn bị bề mặt - bước để đạt hiệu quả cao nhất

Bước chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn là giai đoạn quan trọng nhất để đảm bảo lớp sơn bám dính chắc chắn, bền đẹp và lâu dài. Một bề mặt tường chuẩn bị kém sẽ gây ra những vấn đề như sơn bong tróc, loang lổ, hoặc không đạt màu như mong muốn. Dưới đây là những bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị bề mặt:
Làm sạch bề mặt: Tất cả bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc hoặc tạp chất bám trên tường cần được loại bỏ hoàn toàn. Bạn có thể dùng bàn chải, nước sạch và chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh bề mặt.
Xử lý tường mới: Đối với tường mới xây, cần đảm bảo tường khô hoàn toàn (thường từ 21 – 28 ngày) trước khi thi công sơn. Việc này giúp tránh hiện tượng hơi ẩm đắng trong tường làm giảm độ bám dính của sơn.
Xử lý tường cũ: Với những bức tường đã qua sơn trước đó, hãy cạo bỏ lớp sơn bong tróc, bất kỳ vết rạn nào trên bề mặt. Nếu có vết nứt nhỏ, hãy dùng bột bả hoặc keo chuyên dụng để trám trét, giúp bề mặt phẳng mịnh hơn.
Kiểm tra và đảm bảo bề mặt khô ráo: Trước khi thi công, hãy kiểm tra bề mặt lần cuối để chắc chắn rằng không còn bụi bẩn hoặc độ ẩm cao, giúp sơn bám dính tốt nhất.
2. Kỹ thuật pha và thi công sơn lót

Việc pha và thi công sơn lót là giai đoạn quan trọng quyết định tới độ bám dính và bền đẹp của lớp sơn phủ. Một quy trình thi công chính xác sẽ đảm bảo kết quả tối ưu.
Khuấy đều sơn: Trước khi dùng, hãy khuấy đều hỗn hợp sơn lót để tránh tình trạng lắng động các thành phần, gây ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
Pha loãng sơn: Tùy theo tình trạng bề mặt, bạn có thể pha loãng sơn với nước sạch theo tỷ lệ 5 – 10%.
Thi công sơn: Nên sử dụng cọ, rulo hoặc máy phun sơn để đảm bảo lớp sơn được phủ đều.
Thời gian khô: Lớp sơn lót sẽ khô sau 2 – 4 giờ, sau đó có thể tiến hành sơn phủ màu.
3. Lưu ý quan trọng khi thi công để đạt kết quả cao nhất

Thi công sơn đúng kỹ thuật không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của lớp sơn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đạt kết quả tốt nhất:
Tránh thi công khi thời tiết xấu: Không sơn khi trời quá ẩm hoặc có mưa, vì độ ẩm cao có thể làm ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn, khiến sơn dễ bong tróc hoặc loang lổ.
Đảm bảo không gian thông thoáng: Khi sơn, cần có sự lưu thông không khí tốt để sơn khô nhanh hơn và hạn chế mùi hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng đồ bảo hộ: Hãy đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ khi thi công để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại trong sơn.
Không chạm vào lớp sơn mới: Tránh tiếp xúc với nước, bụi bẩn hoặc va chạm lên bề mặt sơn trong 24 – 48 giờ đầu tiên để đảm bảo sơn khô hoàn toàn và không bị hư hại.
Kiểm tra kỹ sau khi sơn: Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra bề mặt để phát hiện các lỗi như vết sọc, bọt khí hoặc chỗ sơn chưa đều, từ đó có thể kịp thời xử lý để đảm bảo bề mặt sơn hoàn hảo.
Việc tuân thủ những lưu ý này sẽ giúp đảm bảo chất lượng công trình sơn, mang lại vẻ đẹp bền lâu cho không gian của bạn.