Người bị đái tháo đường nên cân nhắc khi ăn chôm chôm tùy vào sức khỏe và tình trạng bệnh, vì chôm chôm có hàm lượng đường tự nhiên khá cao.
Bệnh đái tháo đường là bệnh gì?
Bệnh đái tháo đường còn được gợi là tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, khiến cơ thể không thể sử dụng hoặc sản xuất ra insulin một cách thích hợp. Insulin là một hormone từ các tế bào tuyến tụy giúp chuyển hóa chất carbohydrate trong cơ thể, nó giúp chuyển hóa glucose (đường) từ thức ăn thành năng lượng cho các tế bào.
Khi thiếu insulin, nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi hoặc đề kháng với insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu, gây ra tình trạng tăng đường huyết. Điều này có thể dẫn đểnoois loạn chuyển hóa đường trong máu, nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, như tổn thương tim mạch, thận, mắt, thần kinh…
Nguyên nhân nào gây bệnh đái tháo đường?
Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường theo nghiên cứu thì do hormone insulin do tuyến tụy sản xuất bị trục trặc và bị cản trở.
Bệnh tiểu đường loại 1
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đái tháo đường loại 1, hiện nay các chuyên gia chưa thể xác minh chính xác, nhưng nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường loại 1 là do cơ thể không sản xuất được insulin do tế bào beta trong tuyến tụy bị hủy hoại, hệ miễn dịch phá hủy tế bào Beta. Do đó, insulin không được sản xuất làm cho rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Đồng thời, bệnh đái tháo đường loại 1 còn có thể do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như: viêm tụy hay xơ nang, phẩu thuật loại tuyến tụy làm ảnh hưởng tới tuyến tụy, ngoài ra, gen di truyền cũng có thể gây ra bệnh đái tháo đường loại 1.
Bệnh đái tháo đường loại 2
Các tế bào hấp thụ glucose là nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường loại 2. Bệnh đái tháo đường loại 2 có cơ chế khởi phát do các yếu tô di truyền như kháng insulin, hệ bài tiết insulin giảm, cùng với việc ăn uống không phù hợp và không lành mạnh, không vận động thể chất...dẫn đến tác dụng insulin suy giảm.
Những yếu tố gây bệnh đái tháo đường loại 2:
- Phụ nữ mang thai đã bị tiểu đường thai ký
- Gia đình có nhiều người bị đái tháo đường
- Người cao huyết áp
- Người bị xơ vữa động mạch gây ra bệnh tim
- Người béo phì, ăn uống không điều độ
- Người không hoặc ít vận động
- Người bị đa nang buồng trứng.
Người bị đái tháo đường có được ăn chôm chôm không?
Chôm chôm là một loại trái cây quen thuốc với mọi người.
Là loại trái cây cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều chất oxy hóa, khoáng chất, có thể kể đến trong 100g chôm chôm có những chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 82 calo
- Canxi: 22 mg
- Chất xơ: 0.9 g
- Kali: 42 mg
- Folate: 8 μg
- Protein: 0.7 g
- Carbohydrate: 20.87 g
- Vitamin C: 4.9 mg
- Chất béo: 0.2 g
- Vitamin A: 3 IU
- Kẽm: 0.08 mg
- Sắt: 0.4 mg
- Vitamin B2: 0.022 mg
- Vitamin B3: 1.352 mg
- Vitamin B1: 0.013 mg
- Phốt pho: 9 mg
- Mangan: 0.343 mg
- Magie: 7 mg
- Natri: 11 mg.
Trong 100g thịt chôm chôm có khoảng 1,3 - 2g chất xơ. Mà chủ yếu là chất xơ hòa tan được với nước, tạo thành hợp chất như gel trong đường ruột, giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, no lâu hơn, quá trinh hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Đồng thời, với hàm lượng nước cao, giúp cung cấp nước cho cơ thể.
Chôm chôm còn có hàm lượng vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn, canxi và photpho, những chất này có vai trò quan trọng đối với xương, hỗ trợ, nuôi dưỡng và giúp xương chắc khỏe hơn
Chôm chôm với chỉ số đường huyết là 59 ( thuộc nhóm GI trung bình) thấp hơn nhiều so với sầu riêng, mít.... Người bị đái tháo đường vẫn có thể chôm chôm, ăn tối đa 6 trái/ngày. Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng bệnh mà có thể điều chỉnh ít hơn.
Những điều cần lưu ý khi ăn chôm chôm
Mặc dù người bị bệnh tiểu đường có thể ăn chôm chôm, nhưng bạn cần ăn đúng liều lượng, nếu ăn chôm chôm rồi thì cũng hạn chế dùng các loại trái cây giàu đường khác, hay các đồ ăn thức uống có đường nhiều. Ngoài ra bạn cần lưu ý:
- Người đái tháo đường không ăn quá 15g đường trong khẩu phần trái cây. Do đó chỉ ăn dưới 6 trái chôm chôm/ ngày, không đượng ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu
- Không ăn những trái chôm chôm sẫm màu vì nó có hàm lượng đường cao hơn trái vừa chín tới
- Người bệnh không nên kiêng kem đường quá mức, sẽ gây áp lực cho tâm lý, chỉ cần bổ sung thực phẩm lành mạnh dành cho người tiểu đường
Tóm lại, người bị bệnh tiểu đường nên có một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi phù hợp và thường xuyên vận động thể thao, bên cạnh đó nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp.
Lời kết
Trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc bổ sung bất kỳ thức ăn mới, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết những khuyến nghị cụ thể cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Tóm lại, nếu bạn bị đái tháo đường, việc ăn chôm chôm cần sự thận trọng và kiểm soát để duy trì đường huyết ổn định.