Cà chua tuy là giàu dinh dưỡng nhưng có nên ăn cà chua mỗi ngày không? Có tốt không? Hãy cùng 1shop.vn giải đáp trong bài viết này nhé.
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cà chua không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn hàng ngày mà còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hãy cùng khám phá những thành phần trong 91g quả cà chua (theo USDA):
- 1,1g chất xơ
- 0,8g protein
- 0,2g chất béo
- 3,5g carbs
- 38,2mcg vitamin A
- 408,6mcg beta caroten
- 13,7mcg vitamin B9 ( folate)
- 12,5mg vitamin C
- 0,5mg vitamin E
- 7,2mcg vitamin K
- 215,7mg kali
- 5mg natri
- 2341,4mcg lycopene
- 2,4g đường...
Vitamin C
Cà chua là một nguồn tuyệt vời của vitamin C, đây là một chất chống oxy hóa. Vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch một cách tự nhiên. Nếu bạn tiêu thụ 1 trái cà chua có kích thước trung bình đã có thể đáp ứng đến 28% RDI.
Vitamin B9 (Folate)
Đặc biệt quan trọng cho bà bầu, vitamin B9 tham gia vào sự phát triển của tế bào và các mô trong cơ thể.
Vitamin K1
Đừng bỏ lỡ vitamin K1 trong cà chua! Nó không chỉ tốt cho sức khỏe của xương khớp mà còn hỗ trợ đông máu của cơ thể.
Axit chlorogenic
Cà chua cũng chứa axit chlorogenic, có khả năng hạ huyết áp, đặc biệt hữu ích cho những người bị huyết áp cao.
Lycopene
Chất này không chỉ tạo nên màu đỏ đặc trưng của cà chua mà còn là một chiến binh chống oxy hóa.
Naringenin
Thường tìm thấy trong vỏ cà chua, naringenin giúp giảm viêm trong cơ thể.
Kali
Cà chua cung cấp kali, khoáng chất quan trọng cho tim mạch và duy trì huyết áp ổn định.
Beta carotene
Khi bạn ăn cà chua, beta carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin này thường có trong các thực phẩm có màu cam và cam như cà rốt, cà chua, khoai lang....
Lợi ích của cà chua
Với những dưỡng chất phong phú như vậy, không có gì ngạc nhiên khi cà chua là một thực phẩm vàng cho sức khỏe. Việc tiêu thụ cà chua một cách đều đặn và hợp lý sẽ mang đến nhiều công dụng như:
Kiểm soát huyết áp
Lycopene trong cà chua là một hợp chất giúp duy trì sự ổn định của mạch máu, trong khi kali giúp ngừa natri ảnh hưởng xấu đến cơ thể, hỗ trợ việc duy trì thành mạch. Từ đó giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Cải thiện thị lực
Cà chua chứa nhiều dưỡng chất như lycopene, vitamin A, vitamin C, lutein, và đồng, giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương do tia cực tím, giảm phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Cà chua chứa lycopene, giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng cường cholesterol tốt (HDL) trong máu. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cà chua hạn chế các mảng bám xuất hiện trong động mạch, bảo vệ tim khỏi các tổn thương.
Thêm vào đó, beta-carotene, vitamin B9 và flavonoid trong cà chua cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch.
Dưỡng da khỏe đẹp
Cà chua là bí quyết làm đẹp từ bên trong được nhiều người ưa chuộng. Với hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa, cà chua giúp quá trình lão hóa da diễn ra một cách từ từ, củng cố sức đề kháng và bảo vệ da khỏi lão hóa. Lycopene còn giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương.
Hỗ trợ sức khỏe sau sinh
Lycopene trong cà chua không chỉ tốt cho mẹ mà còn truyền qua sữa, khi trẻ bú nó cũng tốt có lợi cho trẻ. Cà chua cũng là lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn giảm cân sau sinh, với nhiều cách chế biến như nước ép, salad, hoặc ăn sống... đều là những món ăn, thức uống đơn giản, dễ thực hiện, lại giúp giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, việc ăn cà chua hàng ngày còn mang lại nhiều lợi ích khác như bảo vệ xương khớp, ngừa loãng xương, hỗ trợ tiêu hóa, và giảm viêm niêm mạc dạ dày.
Ăn cà chua mỗi ngày - nên hay không nên?
Cà chua mang đến rất nhiều dưỡng chất và có nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như những thực phẩm khác, nếu bạn muốn ăn cà chua mỗi ngày thì cần sử dụng đúng cách và dùng đúng liều lượng. Người trưởng thành có thể ăn 1- 2 trái cà chua vừa hay 10 trái cà chua bi mỗi ngày.
Hạn chế và lưu ý khi ăn cà chua
- Dù có nhiều lợi ích, nhưng cà chua cũng chứa một lượng nhỏ hợp chất độc hại glycoalkaloids, đặc biệt nhiều hơn trong cà chua xanh. Glycoalkaloids có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng tình trạng viêm và các cơn đau mãn tính. Vì vậy, hãy ăn cà chua theo lượng khuyến cáo để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Những ai nên hạn chế ăn cà chua?
- Người có vấn đề về thận: Cà chua chứa oxalat và canxi, có thể góp phần hình thành sỏi thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên hạn chế tiêu thụ cà chua.
- Người dị ứng với cà chua: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong cà chua, có thể có những triệu chứng nhẹ hay nặng tùy mỗi người
Như vậy, việc ăn cà chua mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần chú ý ăn một cách có chừng mực và xem xét tình trạng sức khỏe cá nhân.
Ăn nhiều cà chua có tốt không?
Cà chua dù tốt và nhiều dưỡng chất, tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều, vi nó có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn:
- Do cà chua có nhiều acid malic và citric nên nếu bạn tiêu thụ quá nhiều nó sẽ gây trào ngược dạ dày
- Gây hội chứng ruột kích thích hay rối loạn tiêu hoa như gây đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi
- Gây vàng da do tích tụ lycopene
Tóm lại, tốt nhất bạn nên ăn cà chua vừa phải, mỗi tuần ăn 2- 3 lần, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và đa dạng.