Sử dụng những kiến thức trước đây về vấn đề xác định những lực lượng ủng hộ hoặc chống đối sự thay đỏi và xây dựng một chiến lược để thúc đẩy sự thay đổi
1. Về tác giả - Kurt Lewin
Kurt Lewin (1890 - 1947)
- Ông là một nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức được biết đến như là một trong những người tiên phong hiện đại của xã hội, tổ chức, và tâm lý học ứng dụng tại Hoa Kỳ
- Lewin thường được công nhận là "người sáng lập tâm lý học xã hội" và là một trong những người đầu tiên nghiên cứu động lực học nhóm và phát triển tổ chức.
2. Nội dung lý thuyết
Giống như những khía cạnh khác trong công trình nghiên cứu của Kurt Lewin trường lực của Lewin rất đơn giản, ý tưởng căn bản đăng sau mô hình phân tích trường lực của Lewin rất đơn giản; chỉ khi đang áp dụng bạn mới thực sự đánh giá hết sự sâu sắc trong ý tưởng của ông.
Theo biểu đồ, nó biểu thị sức mạnh của từng lực lượng bằng độ dày của mũi tên hoặc phân bổ điểm cho mỗi bên sẽ giúp quá trình phân tích.
3. Cách sử dụng
Mô hình Phân Tích Trường Lực của Lewin giúp các tổ chức hiểu rõ các lực lượng thúc đẩy và chống đối sự thay đổi. Để sử dụng mô hình này, bạn cần thiết lập một nhóm nhỏ để thảo luận và xác định các lực lượng này. Sử dụng một tờ giấy A3, liệt kê các lực lượng thúc đẩy ở bên trái và chống đối ở bên phải, sau đó cho điểm từng lực lượng từ 1 đến 10. Tổng hợp điểm số và đánh giá sức mạnh của mỗi bên để quyết định liệu sự thay đổi có khả thi hay không. Nếu cần, lập chiến lược để tăng cường các lực lượng thúc đẩy và giảm bớt các lực lượng chống đối.
HÃY NHỚ !!! Nếu lực lượng chống đối mạnh hơn hoặc gần bằng, lập chiến lược để tăng cường lực lượng thúc đẩy và/hoặc làm suy yếu lực lượng chống đối.
4. Ưu và nhược điểm của mô hình
Khi sử dụng, Quý Doanh nghiệp cần lưu ý các ưu và nhược điểm sau:
Tóm tắt các quan điểm về ưu và nhược của mô hình
5. Câu hỏi cho bạn
- Câu 1: Ai có thể giúp tôi xác định đâu là lực lượng thúc đẩy và chống đối ?
- Câu 2: Tôi đã lựa chọn cả những người ủng hộ và những người chống đối sự thay đổi trong nhóm đó chưa ?