
Bơ đậu phộng ăn có thể kết hơp cùng nhiều món như mì spaghetti trộn bơ đậu phộng, kẹo chocolate bơ đậu phộng, sinh tố chuối bơ đậu phộng...
Thông tin về bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng là một loại bơ thực vật được làm từ đậu phộng rang và xay nhuyễn, ngoài ra, nó còn được gọi là bơ lạc, thực phẩm này thường kết hợp với một lượng nhỏ đường và dầu. Nó là một thức ăn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Bắc Mỹ, một số quốc gia châu Âu như Hà Lan và Anh, cũng như một số khu vực ở châu Á như Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Bơ đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo không bão hòa và vitamin E,... giúp cung cấp năng lượng và có lợi cho sức khỏe. Nó cũng có thể được sử dụng trong nhiều cách khác nhau, từ việc ăn kèm với trái cây, đến việc thêm vào salad, bánh mì nướng, pizza,..
Bơ đậu phộng ăn với gì?
Bơ đậu phộng là một sản phẩm đã được chế biến sẵn, nên nó có thể ăn cùng nhiều thực phẩm khác nhau, tạo nên những món ăn, thức uống hấp dẫn. Bạn có thể ăn bơ đậu phộng với:
Nước chấm, nước sốt bơ đậu phộng

Lấy bơ đậu phộng cùng dầu mè, tỏi băm, ớt xay và vài giọt nước cốt chanh cho vào nồi, đun nhẹ lên và để nguội, bạn sẽ có ngay một chén nước chấm thơm lừng, độc đáo. Nó phù hợp ăn cùng sandwich, hay dùng để làm sốt cho món salad hay gỏi đều tuyệt vời.
Kẹo chocolate bơ đậu phộng
Để làm món kẹo chocolate bơ đậu phộng bạn có thể dùng bơ đậu phộng trộn với một ít muối, chuối, cho vào khuôn, ép chặt. Thả vào trong lò nướng và nướng bánh, lúc bơ hơi cứng thì đổ chocolate vào. Cuối cùng bạn cho vào tủ lạnh để kẹo đông cứng lại, cắt thành từng viên nhỏ, bọc kẹo lại và bảo quản, sử dụng dần.
Tăng hương vị cho món ăn vặt

Đây có lẽ là cách phổ biến nhất để thưởng thức bơ đậu phộng. Đó chính là bạn phết trực tiếp bơ đậu phộng lên lát bánh mì sandwich, bánh mì nướng, bánh ngọt, sau đó chỉ cân thưởng thức thôi, còn nếu muốn ngon hơn nữa, thì có thể thêm một ít trái cây như chuối, dâu,... Ngoài ra, bạn có thể cho bơ đậu phộng lên miếng pizza, ăn khá thú vị đó nhé.
Mì Ý trộn bơ đậu phộng
Mì Ý là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng giờ đây bạn có thể biến tấu món ăn này cùng với bơ đậu phộng. Bạn cũng mang mì Ý đi luộc chín và vớt ra để vào đĩa. Phi thơm mỡ hành và cho thêm bơ đậu phộng. Thả mì Ý đã luộc vào, khuấy đều, nêm nếm cho vừa ăn. Cho món ăn ra đĩa, thêm một ít dưa leo bào sợi, là hoàn thành rồi.
Bánh chuối bơ đậu phộng

Lấy 2 quả chuối chín, lột vỏ, sau đó bạn nghiền nát, cho vào chén, khuấy đều với một ít bơ đậu phộng. Tiếp tục cho hỗn hợp lên chảo, đảo nhẹ, rồi cho vào khuôn bánh, ở mặt trên phết thêm một lớp bơ đậu phộng, mang bánh đi nướng chín. Bánh đã chín thì cho một ít mật ong nguyên chất lên, cắt bánh và ăn thôi.
Sinh tố bơ đậu phộng chuối
Sinh tố chuối khi thêm cùng một ít bơ đậu phộng, không chỉ ngon hơn mà còn có vị đậm đà hơn. Để làm đồ uống này, bạn chỉ cần chuẩn bị chuối chín, bơ đậu phộng, sữa tươi không đường, đá viên, cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó chỉ cần rót ra ly là thưởng thức ngay.
Bữa sáng với yến mạch, bơ đậu phộng và chuối

Bạn chỉ cần lấy 50g yến mạch, 1 thìa cà phê bơ đậu phộng, chuối, 1 ít mật ong và 70ml sữa tách béo. Cho yến mạch vào ly thủy tinh, lấy chén nghiền mịn 1/2 quả chuối và trộn đều với mật ong, bơ đậu phộng. Đổ sữa vào hũ yến mạch, đậy kín và cho vào tủ lạnh, khoảng 8 tiếng sau khi ngủ dậy, hỗn hợp chuối nghiền, bơ đậu phộng, mật ong và yến mạch đã sẵn sàng cho bữa sáng.
Sữa chua bơ đậu phộng
Bạn có thể làm mới món sữa chua ăn hàng ngày bằng cách thêm bơ đậu phộng. Lấy một hũ sữa chua không đường cho vào ly, thêm 1 tí bơ đậu phộng, thả vào một ít hạt, hay trái cây là bạn đã có ngay một ly sữa chua thơm mát rồi.
Ai không nên ăn bơ đậu phộng?
Bơ đậu phộng tuy có nhiều dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Một số người sau đây không nên dùng bơ đậu phộng như
Người tăng lipid máu

Ăn uống không lành mạnh là lý do gây nên tình trạng mỡ máu cao. Vì vậy, việc giảm axit béo nó và cholesterol, cũng như giảm lượng calo tiêu thụ là điều quan trọng để cải thiện bệnh tăng lipid máu này.
Đậu phộng, với hàm lượng chất béo cao, chứa nhiều calo có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch vành... rất nguy hiểm.
Người bị gout
Bệnh gút là kết quả của sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa purin, dẫn đến tăng acid uric trong máu. Nên những người bị gút cần ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể làm cản trở việc loại bỏ acid uric, từ đó làm bệnh nặng hơn. Để đảm bảo an toàn, khi bị gút, hay ở giai đoạn gút cấp tính, thì bạn cần tránh đậu phộng. Khi bệnh thuyên giảm, nếu muốn ăn đậu phộng thì bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Người dị ứng đậu phộng

Đậu phộng hay bơ đậu phộng là những sản phẩm có thể gây dị ứng ở một số người, với các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn, khó thở... Nếu bạn có tiền sỉ dị ứng đậu phộng thì cần tránh bơ đậu phộng và các món có thành phần đậu phộng.
Người bị tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường không chỉ cần kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, mà còn phải giám sát chặt chén lượng calo trong ngày. Mỗi ngày bạn không nên dùng quá 30g dầu ăn (tương đương khoảng 3 muỗng canh). Lưu ý rằng 18 hạt đậu phộng bằng với khoảng 1 muỗng canh dầu ăn (khoảng 10g) và cung cấp khoảng 90 kcal. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều đậu phộng có thể tác động tới bệnh lý này.
Người đang giảm cân

Bơ đậu phộng có lượng calo tương đối cao, trong 100g bơ đậu phộng có khoảng 588 calo, tuy nó có thể phù hợp cho chế độ ăn kiêng, nhưng vấn đề là nó có hương vị rất cuốn hút, khi ăn khó có thể dừng lại được, và khả năng ăn nhiều hơn dự tính là khá cao.
Vì vậy những người đang giảm cân nên tránh ăn bơ đậu phộng, còn nếu muốn ăn thì cần ăn một cách điều độ, ăn ít, kết hợp thực đơn ăn uống khoa học, tâoj thể thao thường xuyên.
Người bị loét dạ dày, viêm dạ dày và viêm ruột mãn tính
Những người có vấn đề về tiêu hóa, thường bị đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu thì không nên ăn đậu phộng, vì nó có lượng chất béo lớn, giàu protein có thể làm bạn khó tiêu khó hấp thu, vậy nên, người đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và viêm ruột mãn tính thì cần tránh ăn.
Tóm lại, khi có vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bơ đậu phộng.