Gạo Basmati là một loại gạo không chỉ thơm, ngon mà còn có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về những lợi ích của loại gạo này.
Tìm hiểu thông tin về gạo Basmati
Gạo Basmati là gì?
Gạo Basmati là một loại gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ, đã được biết đến từ nhiều thế kỷ trước. Từ "Basmati" trong tiếng Phạn mang nghĩa là "hương thơm," tên gọi này cũng nói lên điểm đặc trưng của loại gạo này chính là nó có hương thơm tinh tế, tương tự như mùi lá dứa. Gạo Basmati còn được gọi bằng một số tên khác như Bans-matti, Bansmatti, Bansumutti và Bansumutte.
Loại gạo này cũng được nhiều quốc gia đã thử nghiệm và trồng, nhưng chỉ một số vùng nhất định mới có thể thành công. Hiện tại, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Indonesia và Sri Lanka là những quốc gia việc trồng gạo Basmati với chất lượng cao nhất.
Giá trị dinh dưỡng của gạo Basmati
Gạo Basmati bao gồm hai loại chính: Gạo trắng và gạo lứt. Thành phần dinh dưỡng của hai loại gạo này có sự khác biệt đáng kể. Gạo lứt Basmati chứa nhiều chất xơ, vitamin E, kali, kẽm, magie và photpho nhiều hơn so với gạo trắng. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng của 163g gạo Basmati trắng đã nấu chín:
- 210 calo
- 4,4g protein
- 0,7g chất xơ
- 45,6g carbs
- 0,5g chất béo
- 399mg natri
- 22% DV (*) vitamin B1
- 15% DV vitamin B3
- 9% DV vitamin B6
- 24% DV vitamin B9
- 12% DV đồng
- 22% DV selen
- 7% DV kẽm
- 11% DV sắt
- 6% DV phốt pho
- 5% DV magie
* Trong đó: DV là giá trị dinh dưỡng hàng ngày
Gạo Basmati không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.
Đặc điểm nổi bật của gạo Basmati
Gạo Basmati sở hữu những hàm lượng dinh dưỡng khác biệt so với các loại gạo khác, mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, như:
Chỉ số đường huyết thấp
Gạo Basmati có GI khoảng 45 - 69 thấp hơn so với một số loại gạo khác. Ví dụ: Gạo nếp cái hoa vàng có chỉ số đường huyết khoảng 73, gạo trắng là 73 GI, gạo lứt là 68 GI,...
Do đó, gạo lứt hay gạo Basmati có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng thông thường, tốt hơn cho việc kiểm soát đường huyết.
Giàu sắt và vitamin B
Gạo Basmati có hàm lượng sắt và các vitamin nhóm B cao hơn khi so sánh với các loại gạo khác. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết và quan trọng cho sức khỏe.
Có lượng 2-acetyl-1-pyrroline dồi dào
Gạo Basmati so với các loại gạo khác thì nó có hàm lượng 2-acetyl-1-pyrroline này rất cao, nó cao hơn 12 lần, giúp tạo nên hương thơm nổi bật với mùi của lá dứa, khiến món cơm thêm phần hấp dẫn.
Hàm lượng selen thấp
So với các loại gạo khác thì gạo Basmati chứa ít selen hơn, thậm chí nó còn thấp nhất trong các loại gạo, đều này giúp bạn tiêu thụ gạo Basmati an tâm và an toàn hơn.
Kích thước và hương vị Basmati
Hạt gạo Basmati có hình dáng dài và mảnh, nhìn nó khác biệt hẳn so với một số loại gạo khác. Khi nấu chín, cơm có mùi thơm quyến rũ của lá dứa thoang thoảng, vị béo ngậy, hạt cơm mềm. Ngoài dùng để nấu cơm, thì gạo Basmati còn có thể dùng để làm bánh, hoặc nấu cháo....
Top 6 lợi ích của gạo Basmati
Gạo Basmati chứa nhiều dưỡng chất và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích của loại gạo này:
Không chứa gluten
Gạo Basmati không chứa gluten, thích hợp cho những người bị dị ứng celiac và nhạy cảm với gluten. Đồng thời, loại gạo này còn chứa nhiều vitamin B1, giúp cải thiện sự tập trung và khả năng ghi nhớ.
Hỗ trợ giảm cân
Gạo Basmati là một loại gạo tuyệt vời cho những người đang có nhu cầu giảm cân hay kiểm soát cân nặng. Điều này là nhờ nó giàu chất xơ, khi tiêu thụ gạo Basmati giúp bạn duy trì trạng thái no lâu hơn, kiểm soát sự thèm ăn, giúp quản lý lượng calo hiệu quả, từ đó giúp hỗ trợ giảm cân mà không cần cắt giảm hoàn toàn tinh bột. Điều này giúp cơ thể không bị mệt mỏi hay kém tập trung do thiếu hụt tinh bột.
Do đó, để giảm cân ngoài gạo lứt thì bạn cũng có thể sử dụng gạo Basmati trong quá trình giảm cân, kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện.
Chứa ít asen
Gạo Basmati chứa hàm lượng asen thấp nhất trong các loại gạo. Asen là một chất nếu chúng ta nạp quá nhiều thì nó có thể gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường..., nhất là nó có thể tích lũy trong gạo nhiều hơn so với ngũ cốc.
Do đó, gạo Basmati nhờ có asen ít nên khi ăn nó cũng là một cách hạn chế các vấn đề do asen gây ra.
Hỗ trợ huyết áp và sức khỏe tim mạch
Loại gạo Basmati chứa nhiều kali và magie, đây là hai khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nó có khả năng giúp mở rộng mạch máu và hạ huyết áp tự nhiên, từ đó có lợi cho người cao huyết áp giúp họ kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Ngoài ra, gạo Basmati cũng có ít chất béo bão hòa, nên nó cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Có lợi cho bệnh tiểu đường
Như đã nói, gạo Basmati có chỉ số đường huyết ( từ 45 - 69 GI), thấp hơn so với các loại gạo khác, điều này đặc biệt hữu ích cho bệnh tiểu đường, khi ăn nó giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Điều này cho phép bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cơm mà không cần quá lo lắng về việc tăng đường huyết đột ngột.
Gạo Basmati cũng là một trong các loại gạo mà người bị bệnh đái tháo đường có thể sử dụng.
Gạo Basmati có nhược điểm gì?
Gạo Basmati trắng là một loại ngũ cốc tinh chế, nghĩa là trong quá trình sản xuất nó đã bị hao hụt nhiều dưỡng chất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho biết, khi tiêu thụ quá nhiều ngũ cốc tinh chế có thể ảnh hưởng xấu đến đường huyết và làm bạn khó kiểm soát nó hơn. Điều này làm gia tăng tỷ lệ bị đái tháo đường loại 2.
Ngoài ra, gạo trắng chứa ít chất xơ nhưng lại nhiều carbohydrate hơn gạo lứt, việc ăn nhiều gạo trắng cũng có thể có liên quan đến nhiều vấn đề cho sức khỏe như béo phù, bệnh tim, tiểu đường loại 2....
Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng gạo lứt Basmati thay cho gạo trắng Basmati để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.