Sử dụng để tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và mối đe dọa mà tổ chức bạn gặp phải.
1. Giới thiệu lý thuyết
Phân tích SWOT xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa tổ chức bạn gặp điểm mạnh và điểm yếu xu hướng nhấn mạnh vào các nhân tố bên trong trong khi cơ hội và mối đe dọa tập trung vào các vấn đề bên ngoài tổ chức. Thường thì cùng một vấn để có thể vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu hoặc vừa là mối đe dọa vừa là cơ hội.
2. Nội dung lý thuyết
Các nhân viên tốt, gắn bó chỉ là điểm mạnh nếu đối thủ của bạn có nhân viên tệ, thiếu nhiệt huyết; trong khi một cơ hội chỉ tồn tại nếu tổ chức có sự cam kết, các nguồn lực và chuyên môn cần thiết để tận dụng được nó.
Phân tích SWOT trong việc quản trị chất lượng
3. Cách sử dụng
Phân tích SWOT là một công cụ quan trọng trong quản trị chiến lược, giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của mình. Dưới đây là quy trình các bước để thực hiện phân tích SWOT hiệu quả:
Các bước sử dụng về SWOT trên hệ thống
4. Vận dụng thực tiễn
Apple Inc.: Apple đã sử dụng phân tích SWOT để đánh giá tình hình nội và ngoại vi của họ. Điểm mạnh của họ bao gồm thương hiệu mạnh mẽ, sản phẩm độc đáo và hệ sinh thái khép kín. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với các rủi ro như sự cạnh tranh khốc liệt và thay đổi trong xu hướng công nghệ.
Toyota Motor Corporation: Toyota đã sử dụng phân tích SWOT để xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ trong ngành công nghiệp ô tô. Họ đã tận dụng cơ hội trong việc phát triển xe điện và tự lái. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với các thách thức như biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh từ các hãng sản xuất khác.
5. Câu hỏi cho bạn
- Câu 1: Bản phân tích SWOT tôi làm lần trước cặn kẽ đến cỡ nào?
- Câu 2: Có phải tôi đã chấp nhận bản phân tích SWOT được đưa ra mà chưa đánh giá đầy đủ không?
- Câu 3: Dán những ghi chú lên tường hoặc lên bảng và nhóm những ý tưởng tương tự lại với nhau.