Cá hồi là một loại cá giàu dưỡng chất, đặc biệt có hàm lượng omega 3 cao, là một thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của cá hồi
Cá hồi giàu dưỡng chất, theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ thì trong 100g cá hồi có những chất dinh dưỡng nổi bật như:
Giá trị dinh dưỡng | Cá hồi đánh bắt tự nhiên | Cá hồi nuôi |
---|---|---|
Protein | 19.8g | 20.4g |
Omega 3 | 1.2 grams/3 oz (85g) | 1.7 grams/3 oz (85g) |
Vitamin B12 | 3.18 µg | 3.23 µg |
Vitamin B6 | 0.818mg | 0.636mg |
DHA | 1.12g | 1.1g |
Magie | 29mg | 27mg |
Sắt | 0.8mg | 0.34mg |
Vitamin A | 12 µg | 58 µg |
Selen | 36.5 µg | 24 µg |
Ăn cá hồi có lợi ích gì?
Ăn cá hồi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
Bổ sung selen và kali cho cơ thể
Cá hồi giàu kali, nhất là cá hồi tự nhiên, chỉ cần bổ sung 130g cá hồi bạn đã nạp tới 13% giá trị hàng ngày khuyến nghị. Cá hồi nuôi cũng cung cấp một lượng kali đáng kể, khoảng 9% RDV.
Selen là một khoáng chất cần thiết, tuy cơ thể chúng ta không cần nhiều nhưng bạn vẫn phải chọn thực phẩm có chứa selen để nạp vào cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy selen có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, nên bạn bổ sung các thực phẩm giàu selen, bao gồm cá hồi có thể tăng lượng selen trong máu, đặc biệt là ở những người có chế độ ăn ít selen.
Khả năng chống viêm
Cá hồi có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm và hỗ trợ người bị viêm nhiễm, cũng như phòng bệnh tật. Omega-3 trong cá hồi còn có khả năng chống viêm, có thể làm giảm khoảng 52% tỷ lệ mắc bệnh viêm mãn tính.
Do đó, mỗi tuần tiêu thụ cá tối thiểu 2 lần, ăn trong thời gian dài có thể giúp giảm nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp đến 29%.
Giàu vitamin nhóm B
Cá hồi là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6 và vitamin B9. Vitamin B đóng vai trò không thể thiếu trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, liên quan đến các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể như da và tóc. Chúng cần thiết cho việc trao đổi chất trong cơ thể.
Vitamin B cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ, nhờ nó có mối liên kết đến việc sản xuất máu và sự phát triển tế bào, củng cố miễn dịch, đồng thời giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Cá hồi được biết đến là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho tim mạch. Theo một nghiên cứu hiểu hiểu về omega và bệnh tim mạch xem nó có mối quan hệ gì với nhau, đã chỉ ra rằng việc bổ sung các loại axit béo này có thể giúp cải thiện chức năng mạch máu. Trong số nghiên cứu, ăn cá hay giảm thiểu tỷ lệ gặp phải các bệnh về tim mạch như suy tim và thiếu máu cục bộ.
Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, vitamin B, vitamin D và omega 3, không chỉ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch mà còn có lợi cho cả những người khỏe mạnh và những người có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh tim.
Omega-3 trong cá hồi có thể giúp giảm cholesterol, giảm viêm, giảm chất béo trung tính, huyết áp và nguy cơ đột quỵ, đồng thời giúp điều chỉnh nhịp tim và thúc đẩy sự phát triển trí não ở trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu cá như của người Nhật Bản có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn so với các quốc gia khác.
Giàu protein
Ngoài omega 3 thì protein cũng là một dưỡng chất thiết yếu. Protein là thành phần giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, duy trì sức khỏe xương và duy trì khối lượng cơ bắp trong quá trình giảm cân.
Để duy trì sức khỏe tốt, mỗi bữa ăn nên cung cấp từ 20-30g protein chất lượng cao. Cá hồi là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, đáp ứng nhu cầu này của cơ thể. Do đó, bạn có thể thêm nó vào thực đơn ăn uống của mình để nhận được những lợi ích này.
Cung cấp astaxanthin cho cơ thể
Astaxanthin góp phần giúp cá hồi có màu đỏ đặc trưng. Chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch. Không những vậy, astaxanthin còn có lợi cho mắt, tim mạch, làm đẹp da và chống lại quá trình lão hóa.
Nó còn giúp phòng ngừa bệnh tật thông qua khả năng làm giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt). Nghiên cứu chỉ ra rằng astaxanthin có tác dụng giảm viêm và căng thẳng oxy hóa. Nó cũng ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám trong lòng mạch máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Kết hợp với omega-3, astaxanthin còn giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi các tổn thương.
Hỗ trợ sức khỏe não bộ
Ăn cá hồi cũng tốt cho não bộ vì nó chứa nhiều vitamin B12, giúp các tế bào máu và thần kinh hoạt động hiệu quả. Cá hồi chứa nhiều omega 3, đặc biệt DHA trong omega-3 có vai trò quan trọng trong việc phát triển của tế bào não và hệ thần kinh, điều này góp phần giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy.
Ăn cá hồi thường xuyên cũng được cho là có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý như trầm cảm. Axit béo bão đa giúp giảm các vấn đề về rối loạn tâm thần và có lợi cho việc điều trị suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ và ADHD, đặc biệt quan trọng cho trẻ em có vấn đề về tâm trạng và hành vi.
Phụ nữ mang thai ăn ít nhất 450g cá hồi mỗi tuần có thể sinh con với chỉ số IQ cao hơn và khả năng giao tiếp tốt hơn so với những đứa trẻ không được tiếp xúc với lượng cá này trong thai kỳ.
Ăn nhiều cá hồi có tốt không?
Mặc dù cá hồi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ chúng mỗi ngày không được khuyến khích, do nguy cơ tích tụ thủy ngân từ các loại cá biển. Nếu ăn cá hồi quá mức, cơ thể có thể hấp thụ lượng thủy ngân cao mà không kịp loại bỏ, dẫn đến tích tụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để an toàn và đảm bảo sức khỏe, bạn nên giới hạn ở không quá 4 bữa cá hồi mỗi tuần.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý rằng cá hồi giàu dinh dưỡng nhưng cần được nấu chín hoàn toàn, không ăn cá hồi sống để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, khi mang thai và cho con bú việc quan trọng nhất là ăn chính uống sôi. Lượng tiêu thụ khuyến nghị là không vượt quá 560g mỗi tuần.
Chất béo chiếm 1/2 lượng dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể và có chứa cholesterol. Do đó, ăn quá nhiều có thểlàm tăng đường huyết và gây nên bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều cá hồi cũng có thể gây mất canxi, làm tăng nguy cơ loãng xương và sỏi thận.
Cá hồi không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Khi tiêu thụ cá hồi, có một số thực phẩm và đồ uống mà bạn nên tránh kết hợp để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất và tránh các vấn đề về sức khỏe. Đối với các loại rau thì cá hồi khá an toàn khi kết hợp với hầu hết các loại rau.
Bạn không kết hợp sữa với cá hồi, vì điều này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu hoặc dị ứng ở một số người. Mỗi người có cơ địa khác nhau, nên phản ứng với việc sữa kết hợp với cá hồi cũng khác nhau, do đó, để đảm bảo không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn bạn không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau cũng như không tiêu thụ cùng một thời điểm.
Ngoài ra, sữa chua cũng là thực phẩm không nên kết hợp với cá hồi. Sự kết hợp này có thể gây mất cân bằng năng lượng và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa, thậm chí là tạo ra độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, việc loại bỏ sữa chua khỏi thực đơn khi ăn cá hồi là lựa chọn an toàn.
Tóm lại, hãy tránh xa sữa và sữa chua khi thưởng thức cá hồi và thay vào đó, bạn có thể kết hợp với các loại rau xanh, khoai lang... để tăng hương vị và cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Khi ăn cá hồi cần lưu ý
Khi thưởng thức cá hồi, một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe tim mạch và não bộ nhờ nó chứa nhiều omega-3. Mặc dù vậy, bạn cần chú ý đến một số điểm sau để đảm bảo an toàn và hưởng trọn vẹn lợi ích của nó:
Hạn chế ăn cá hồi sống
Cá hồi sống có thể chứa vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc nếu ăn phải cá hồi sống kém chất lượng. Do đó, để đảm bảo an toàn bạn nên tránh ăn nếu không chắc chắn về độ tươi, chất lượng và nguồn gốc của cá hồi.
Bảo quản đúng cách
Tốt nhất bạn nên mua đủ lượng cá hồi cần nấu và chế biến ngay khi mới mua về. Còn nếu chưa ăn hết bạn có thể bảo quản cá hồi trong ngăn đá tủ lạnh, có thể giữu được đến 3 tháng, không ăn cá hồi bị đổi màu hoặc có mùi hôi.
Liều lượng tiêu thụ
Chỉ nên ăn cá hồi 2-3 lần/tuần, không nên ăn quá nhiều để tránh tiếp xúc quá nhiều với chất ô nhiễm và nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc. Do đó, mặc dù tốt nhưng bạn phải ăn cá hồi điều độ.
Chế biến cá hồi đúng cách
Loại bỏ xương hoàn toàn, rửa sạch bằng nước muối, rồi tiếp tục rửa lại bằng nước lạnh pha giấm để loại bỏ vi khuẩn và mùi tanh. Khâu sơ chế và chế biến rất quan trọng giúp bạn ăn ngon hơn và giữ được lượng dưỡng chất của cá hồi.
Chú ý đến dị ứng hải sản
Người bị dị ứng hải sản không nên ăn cá hồi, vì bạn có thể bị dị ứng. Nên nếu bạn chưa bao giờ ăn cá hồi thì nên ăn một lượng nhỏ, ngoài ra khi ăn cần kiểm tra phản ứng của cơ thể, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường thì nên ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.