Hồng trà hay lục trà ( trà xanh) thì cũng đều được chế biến từ giống cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis.
Khái niệm của hồng trà và lục trà
Hồng trà là gì?
Hồng trà, hay trà đen, là một loại trà được làm từ giống cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis, qua quá trình lên men từ 60-80% người ta thu được trà đen, quá trình lên men còn tùy thuộc vào từng loại trà. Búp trà xanh non của cây trà chuyển từ màu xanh lục sang màu sậm sau quá trình này. Khi hồng trà đã lên men, nước trà có màu hồng đỏ khi pha, và tên gọi "hồng trà" xuất phát từ đây. Mặc dù hồng trà và trà xanh đều có nguyên liệu cùng một giống trà, nhưng hồng trà qua quá trình gia công lên men nên đã tạo nên một loại trà có màu sắc nổi bật và hương vị đậm đà.
Có nguồn gốc từ Đài Loan và Trung Quốc vào năm 80, hồng trà đã nhanh chóng trở thành một nguyên liệu phổ biến trên toàn cầu. Ngoài việc sử dụng như một thức uống hàng ngày, hồng trà còn được sử dụng làm nguyên liệu pha chế nhiều thức uống hấp dẫn. Nó là một trong ba loại trà được ưa chuộng nhất trên thế giới, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như người trẻ, người trung niên hay người già. Món hồng trà khi kết hợp cùng các loại bánh ngọt tráng miệng sau bữa ăn hay trong những buổi trà chiều được nhiều thực khách yêu thích.
Hồng trà có màu nước đỏ hồng ánh vàng khi pha, đặc biệt khi làm từ chè Shan Tuyết cổ thụ, mặt nước trà có lớp lông tuyết trắng óng ánh. Hương thơm của trà mang mùi mật ong rừng, hòa quyện với hương vị của núi rừng, và mùi thơm này không bị phai dù pha nhiều lần. Vị chát mạnh và đắng nhẹ, ngọt hậu, và vị chát ngậy bùi là cảm nhận khi bạn thưởng hồng trà. Chất lượng hồng trà càng cao thì vị chát ít hơn, tạo ra vị thanh sâu hơn.
Tại Việt Nam, hồng trà Shan Tuyết đang trở thành lựa chọn hàng đầu. Sản phẩm được làm theo phương pháp truyền thống, lên men toàn bộ 100%, và làm từ trà Shan Tuyết cổ thụ, mang lại chất lượng và màu sắc nổi bật. Hương vị nhẹ nhàng, thanh và màu sắc hồng tươi tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lục trà là gì?
Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, là một loại trà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ trà có hương vị truyền thống. Nguyên liệu để sản xuất trà xanh đến từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, và các tỉnh miền núi phía Bắc
Dòng trà này được sản xuất qua 4 bước: Đầu tiên là thu hái trà, làm héo trà, vò trà và sao trà. Trà xanh không bị oxy hóa, do đó, sau khi thu hái trà tươi xong, người làm trà làm nhanh chóng tiến hành công đoạn làm héo trà và sao trà để chặn quá trình oxy hóa, hoặc có thể dùng cách hấp để tiêu diệt men. Khi sao hay hấp thì các enzyme sẽ nhưng hoạt động. So với các loại trà khác thì trà xanh thường có độ chát cao hơn, do quá trình sản xuất trà xanh đã giữ lại nhiều thành phần polyphenol..
Trà xanh giàu chất EGCG (Epigallocatechin gallate) - là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, việc uống trà xanh mỗi ngày với liều lượng vừa phải cũng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Theo nghiên cứu, trong lục trà có chứa hàm lượng chất EGCG cao, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vì thế, nếu duy trì thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh và giúp duy trì sức khỏe rất tốt.
Nước trà xanh thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, tương tự nước trà tươi khi pha trà. Tùy theo các dòng trà xanh mà hương vị có thể thay đổi, nhưng vị giống trà tươi là hương vị phổ biến nhất. Với hương thơm dịu nhẹ từ lúa non hay cốm non, ngọt bùi, chát và hậu vị ngọt khi thưởng thức.
Cách phân biệt giữa hồng trà và lục trà
Hồng trà và lục trà đều là những loại trà có chung nguyên liệu, là được hái từ giống trà Camellia sinensis. Tuy nhiên, nhờ quá trinh chế biến khác nhau mà đã làm cho 2 loại trà này có nhiều khác biệt, cũng như hương vị hoàn toàn khác nhau.
Dưới đây là những yếu tố giúp bạn nhận biết giữa hồng trà và lục trà:
Phương pháp chế biến
Chế biến trà là một quy trình tinh tế, công phu và mỗi vùng trà, mỗi nhà sản xuất thường có cách sản xuất độc đáo của riêng mình. Để làm hồng trà và lục trà, quy trình chế biến đòi hỏi nhiều bước phức tạp, tuy nhiên, có thể tối giản để hiểu rõ hơn như sau:
- Lục trà: Thu hái - Làm héo - Diệt men- Vò trà - Sao khô
- Hồng trà: Thu hái - Làm héo - Vò trà - Lên men - Sao khô
Hai loại trà của chúng ta chủ yếu khác biệt ở hai bước quan trọng là lục trà sẽ diệt men còn hồng trà sẽ lên men.
1. Diệt men cho lục trà:
Trong quá trình diệt men, lá trà được sao ở nhiệt độ cao. Men, hay enzyme, chính là chất xúc tác tạo ra từ sự tương tác giữa oxy có trong không khí và các thành phần hóa học của lá trà. Khi sao trà ở nhiệt độ cao, giúp diệt men lá trà hiệu quả. Việc này giúp bảo toàn các dưỡng chất không bị hao hụt khi chế biến. Khi pha lục trà, bạn sẽ cảm nhận màu sắc và hương vị tương tự như lá trà tươi.
2. Lên men cho hồng trà:
Quá trình chế biến hồng trà bao gồm bước lên men. Lá trà được vò để phả vỡ lớp biểu bì trên bề mặt lá, giúp oxy tiếp xúc dễ dàng với các chất hóa học của lá trà. Sau bước vò lá trà, quá trình lên men trà sẽ được tiến hành. Trà sẽ bị oxy hóa và chuyển hóa những thành phần hóa học của lá trà, bao gồm sắc tố, tannin, caffeine,.... Kết quả là hồng trà có hương vị và màu sắc đặc trưng.
Thành phần của lá trà
Trong quá trình lên men, thành phần hóa học của lá trà trải qua nhiều thay đổi quan trọng. Khi lá trà được vò, quá trình lên men bắt đầu và có ảnh hưởng đáng kể đến các thành phần polyphenol và các thành phần có trong trà. Cụ thể, các chất polyphenol này bị oxy chuyển đổi thành chất theaflavin và thearubigin, tạo nên màu sắc đặc trưng của hồng trà. Theaflavin mang lại màu vàng cam, trong khi thearubigin tạo nên màu đỏ nâu.
Các thành phần này kết hợp với caffeine, EGCG (epigallocatechin gallate), catechin và các amino acid tạo ra vị đặc trưng của hồng trà. Sự kết hợp này tạo ra vị đắng chát, ngọt, béo ngậy và vị ngon (umami) của hồng trà.
Hồng trà không chỉ có vị ngon mà còn có mùi thơm dễ chịu, như mùi ngọt, hương hoa hay mùi hoa quả. Các mùi này trong lá trà bị oxy hóa được tạo ra từ tinh dầu và amino acid.
Trái ngược với hồng trà, lục trà giữ được hầu hết các thành phần của lá trà xanh. Các chất chống oxy hóa như catechin, đặc biệt là EGCG, đóng góp vào khả năng chống oxy hóa của lục trà. Lục trà thường mang đến hương vị khác biệt, với mùi tươi xanh, béo ngậy từ 1-Penten-3-ol, hương ngọt giống như hạnh nhân từ benzaldehyde, và thậm chí có mùi hoa tự nhiên và tươi mát như bạc hà.
Lục trà thường có vị đắng chát hơn hồng trà, do chứa nhiều polyphenol hơn. Ở lục trà ngon bạn sẽ thấy ban đầu có vị đắng chát đầu lưỡi nhưng lại có hậu vị ngọt, lý do là nhờ có polyphenol.
Cách pha trà
Hồng trà thường cần nước pha có nhiệt độ cao hơn lục trà. Bởi vì hồng trà có nhiều thành phần hoá học khó tan trong nước. Nên phải dùng nước nóng hơn để ‘hòa tan’ những thành phần đó ra khỏi lá trà.
Bạn nên theo dõi hướng dẫn của nhà sản xuất in ấn trên bao bì để tham khảo cách pha trà tiêu chuẩn. Vì mỗi loại trà sẽ có cách pha riêng, nhằm tạo ra hương vị tốt nhất. Dù cùng là hồng trà nhưng các loại trà có thể sẽ có cách pha hơi khác nhau. Lục trà cũng tương tự. Bạn cũng nên tự thực hành nhiều lần, để tìm ra một phương pháp pha trà phù hợp với khẩu vị của mình.
Nếu bạn muốn biết một số tiêu chuẩn cơ bản. Thì bạn có thể tham khảo cách sau:
1. Cách pha hồng trà
Hồng trà nên được pha ở nhiệt độ từ 90 - 100 độ C. Vì ở nhiệt độ cao thì các thành phần hoá học có hồng trà sẽ được hòa tan vào nước tốt hơn. Hồng trà có thể dùng nước pha dễ dàng, không cần nước chất lượng như lục trà. Bạn có thể dùng nước tinh khiết để pha, tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng nước máy hay nước đóng chai. Hồng trà khi hãm cần hãm lâu hơn lục trà. Sau khi tráng trà xong, bạn cần hãm khoảng từ 3 - 5 phút ( tùy loại hồng trà mà thời gian có thể thay đổi).
2. Cách pha lục trà
Lục trà khi pha nhiệt độ sẽ thấp hơn, khoảng 70 - 80 độ C. Các thành phần có vị đắng như tannin và caffeine sẽ bị chiết xuất nhiều hơn nếu pha với nước quá nóng. Điều này làm cho trà có vị đắng và chát hơn. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có một số loại lục trà được vò nhiều trong quá trình chế biển. Làm lớp biểu bì của lá trà bị phá hủy. Nên khi pha trà không cần nước pha nhiệt độ cao. Lục trà có thể hãm khoảng 2 - 3 phút tùy theo khẩu vị đậm nhạt của người pha.
Mùi vị và màu sắc
Lục trà là loại trà được chế biến để giữ được sự tươi xanh của lá trà. Vì vậy, màu sắc và hương vị của lục trà sau khi chế biến gần giống với lá trà tươi. Nước trà khi pha có thể có màu xanh hoặc màu vàng. Hương vị của nó cũng tương tự như lá trà tươi, nhưng có thể khác nhau tùy theo từng loại lục trà. Ví dụ, lục trà Thái Nguyên có mùi cốm ngọt, vị đắng chát, và hậu vị ngọt.
Hồng trà có màu sắc khá đa dạng, có thể màu vàng, màu đỏ cam đến nâu đen. Những loại hồng trà chất lượng cao được làm từ búp trà non, trải qua quá trình lên men vừa đủ, trà thường có màu vàng sẫm. Hồng trà được làm từ lá trà già hơn và lên men nhiều hơn sẽ có màu đỏ cam. Hồng trà có nhiều hương vị khác nhau. Ví dụ, hồng trà có mùi socola ( chocolate) đặc trưng của trà Assam ở Ấn Độ, có như mạch nha, ngọt ngào như hồng trà của trà Vũ Di....
Công dụng chính của sản phẩm
Lục trà hay hồng trà đều là những loại trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên về công dụng đối với sức khỏe thì lục trà có phần nhỉnh hơn, lý do là nhờ lục trà giàu chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, hồng trà cũng không kém cạnh, cũng có nhiều công dụng hữu ích.
1. Công dụng của lục trà:
- Giảm nguy cơ bị các vấn đề về tim mạch: Lục trà chứa các thành phần polyphenol và catechin giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch.
- Giảm lượng cholesterol: Lục trà có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu ( LDL) trong máu.
- Hỗ trợ giảm cân: Lục trà giúp đốt cháy mỡ thừa, tiêu hao 70 kcal/ ngày. Giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, ngoài ra lục trà giúp ngăn chặn glucose chuyển thành mỡ. Vì vậy, lục trà có tác dụng giảm cân rất tốt, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học và thể thao là có thể giảm cân rồi.
- Làm đẹp da: Lục trà có khả năng kháng viêm có thể giảm triệu chứng viêm nhiễm da, bao gồm mụn và chàm.
- Giúp tăng cường trí nhớ: Thành phần EGCG có những công dụng rất tốt, ngoài tốt cho xương nó còn tham gia sản sinh các tế bào não, giúp cải thiện những vấn đề của não do tuổi già. Giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tuổi già như bệnh Parkinson hoặc bệnh Alzheimer.
2. Công dụng của hồng trà:
- Cải thiện tiêu hóa: Hồng trà có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi ở ruột và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xấu.
- Giảm nguy cơ bị đột quỵ: Mỗi ngày tiêu thụ hồng trà đúng cách có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ đến 32%, theo một số nghiên cứu cho biết.
- Giảm hàm lượng cholesterol: Hồng trà có thể giúp giảm cholesterol xấu ( LDL) ở những ai bị thừa cân hay bị bệnh béo phì.
Lưu ý:
- Lục trà và hồng trà đều là một thức uống hỗ trợ sức khỏe, là một thói quen lành mạnh.
- Bạn cần uống vừa phải, không uống quá đậm, quá nhiều
- Cần kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể thao
- Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà để phát huy tối đa lợi ích của trà.