1. Hiểu số hóa và chuyển đổi số như thế nào?
1.1. Khái niệm của số hóa và ví dụ
Số hóa là hiện đại hóa biến đổi các giá trị thực sang dạng số hoặc là việc sử dụng nhập liệu lên phần mềm giúp dễ dàng quản lý, chia sẻ và thu thập các tài liệu quan trọng hơn làm việc truyền thống trước đây.
Ví dụ: Chuyển các tài liệu, chứng từ của công ty dạng giấy truyền thống sang số hóa dưới dạng tập tin với nhiều sự lựa chọn từ kích cỡ giấy, định dạng pdf, jpg, bmp. Xử lý công việc nhanh chóng, chia sẻ các tập tin lên thuật toán đám mây hay ứng dụng nội bộ để các thành viên trong công ty, đối tác có thể xem qua các tập tin đó.
1.2. Khái niệm của chuyển đổi số và ví dụ
Chuyển đổi số là tối ưu hiệu suất công việc khi đã có dữ liệu số hóa và chuyển sang sử dụng các công nghệ AI, Big Data, Internet… giúp tạo ra các giá trị mới trong kinh doanh, thay đổi quy trình kinh doanh, bước đệm mở ra cơ hội phát triển và là bản nâng cấp của số hóa.
Ví dụ: Công ty thực phẩm đã số hóa các thông tin tài liệu được tải lên trên thuật toán đám mây và phía công ty đang sử dụng hệ thống quản lý khách hàng. Lúc này hệ thống quản lý chính là chuyển đổi số, giúp quy trình đảm bảo nhanh gọn, quản lý các dữ liệu dễ dàng hơn so với hình thức truyền thống. Giám sát đối tượng khách hàng, đối tác mua bán, giảm thiểu các chi phí phát sinh và mở rộng thị trường tiềm năng thông qua Internet hiện đại.
2. Sự thay đổi mạnh mẽ của số hóa và chuyển đổi số đến hoạt động doanh nghiệp
Có thể nhận thấy chính tác động mạnh mẽ của số hóa và chuyển đổi số đã thay đổi rất nhiều đến hoạt động doanh nghiệp. Đầu tiên là số hóa biến các giá trị cũ thành giá trị mới đưa quy trình vận hành trở nên đơn giản, giảm đi sự khó khăn cho các nhân viên. Chuyển đổi số lại là một bài toán phức tạp hơn, đòi hỏi sự hiểu biết, chuyên môn và tư duy vận hành. Thế nên, chuyển đổi số khiến cả đội ngũ công ty phải nâng cấp đào tạo, tìm hiểu và thực thi nhằm biến đổi mô hình kinh doanh phù hợp hơn với nhu cầu thị trường và khách hàng. Ngoài ra hai giai đoạn số hóa và chuyển đổi số nếu biết cách chủ động thực hiện, doanh nghiệp sẽ nắm lợi thế, bắt kịp xu hướng số trong thời kỳ Covid mà một số doanh nghiệp khác đã áp dụng tốt vào hoạt động của họ.
Điển hình những giá trị cơ bản của số hóa và chuyển đổi số:
- Tăng tính cạnh tranh trên thị trường và các tiềm năng mới.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, biết rõ phân khúc khách hàng và nhu cầu thị hiếu.
- Mở rộng thị trường sang quốc tế, tiếp cận hợp tác và trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp.
- Thống kê chính xác về hệ thống thông tin, cập nhật và giám sát hoạt động.
- Thay đổi quy trình tự động, nâng cấp quy trình chăm sóc khách hàng uy tín.
- Tránh mất tài liệu quan trọng do bất cẩn hay thất lạc.
3. Một số ví dụ thực tế về số hóa và chuyển đổi số
3.1. Netflix – ứng dụng xem video, phim trực tuyến của mỹ
Sự thành công của Netflix nhờ sự dịch chuyển việc thuê băng cát sét với dữ liệu analog thành băng đĩa CD kỹ thuật số nâng cấp chất lượng phim và một lần nữa sự đổi mới thành một công ty phát triển phát video trực tuyến trên nền tảng ứng dụng Netflix đã thu về hơn 200 triệu người dùng trả phí và kết nối được nhiều khách hàng đến từ mọi quốc gia, trong đợt giãn cách họ tăng thêm lượng người dùng đáng kể.
3.2. Grab – công ty cung cấp dịch vụ vận tải
Siêu ứng dụng Grab được hầu hết người dùng Việt sử dụng, app không đơn thuần chỉ có các tính năng tích hợp mà họ còn thu thập nguồn dữ liệu khách hàng lớn, phân tích nhu cầu, hành vi lựa chọn, đánh giá và lịch sử hoạt động tài xế. Mục đích này nhằm cải tiến và thêm các sản phẩm mới của Grab như book đồ ăn, đi chợ, giao hàng và liên kết chuỗi dịch vụ khác của công ty. Dĩ nhiên nhờ số hóa dữ liệu và chuyển đổi số, mùa covid giúp grab là ứng dụng được lựa chọn nhiều trong tiềm thức của khách hàng.
3.3. MB bank – ngân hàng quân đội việt nam và bank 4.0
Tính đến thời điểm hiện tại, MB Bank đã có lượng khách hàng vô cùng lớn, sự thay đổi theo xu hướng chuyển đổi số vào mùa dịch Covid không cần đến quầy, đưa ứng dụng MB Bank phát triển, làm việc thông qua AI, chuyển tiền, rút tiền trên app. Tăng tính tiện lợi, thay đổi văn hóa doanh nghiệp và kết nối các quy trình số tạo nên hành trình trải nghiệm thông minh, đồng thời thúc đẩy tâm lý khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ, tăng doanh số và giảm áp lực lượng tác vụ truyền thống với độ chính xác cao.
3.4. Phần mềm zoho people, phần mềm quản trị nhân sự
Đối với các doanh nghiệp sử dụng các quy trình truyền thống từ duyệt yêu cầu, tiếp nhận báo cáo. Họ tiêu tốn hàng giờ của nhân viên, sử dụng quỹ thời gian tại doanh nghiệp không hợp lý, khiến cho doanh nghiệp không đạt được các tiến độ công việc mà họ đã đề ra như kế hoạch. Sự ra đời của các phần mềm Zoho People, phần mềm CRM,.. đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Các quy trình được rút gọn hơn, thời gian tiếp cận và trình duyệt cũng nhanh hơn. Thông tin được lưu trữ trên hệ thống, tạo thuận lợi cho quá trình tiếp cận, trao đổi, tối ưu được quỹ thời gian của nhân viên khi làm việc tại công ty, giúp nâng cao hiệu suất làm việc và trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.