Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý hiếm, chứa hàm lượng dưỡng chất cao, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe người sử dụng.
Đông trùng hạ thảo người huyết áp cao dùng được không?
Huyết áp cao là một vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, đặc biệt là ở người lớn tuổi, do có quan hệ chặt chẽ tới tim mạch, cho nên huyết áp cao cũng gây ra nguy cơ đột quỵ,
Ở người có sức khỏe bình thường thì huyết áp tâm thu thấp hơn 120mmHg, còn huyết áp tâm trương là dưới 80mmHg. Người được cho là bị huyết áp cao là huyết áp tâm thu bằng hoặc trên 140mmHg và huyết áp tâm trương bằng hoặc cao hơn 90mmHg
Để cải thiện tình trạng bệnh bạn cần điều trị theo lộ trinh của bác sĩ chỉ định, ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung đông trùng hạ thảo để sức khỏe được nâng cao và phục hồi. Ngoài bổ sung đông trùng hạ thảo, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lý, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể thao để giúp bệnh tình được cải thiện.
Theo Đông y, muốn điều trị bệnh cần bổ huyết là viêch cần thiết, mà đông trùng hạ thảo lại có nhiều dưỡng chất, cũng như các hoạt chất bổ máu, do đo nó là dược liệu có lợi cho những bệnh nhân bị cao huyết áp.
Đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chức năng hệ tuần hoàn của tim và não:
Đông trùng hạ thảo được nghiên cứu và tìm thấy tác dụng tích cực của nó đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt là người bị tăng huyết áp. Nó có khả năng chống oxy hóa và chống viêm cao, đều này rất có lợi cho việc điều hòa và ngừa huyết áp cao.
- Giúp nhịp tim ổn định nhờ các thành phần như nucleotide tự do, adenosine, nucleotide adenosine, deoxy-adenosine...
- Giúp nâng cao thể chất nhờ có chứa dopamine, hydrochlorothiazide, dobutamine, digoxin... ngoài ra, những hoạt chất này cũng giúp người suy tim mãn tính cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Giúp kiểm soát cholesterol, giãn nở cơ tim, lưu thông máu qua thành mạch dễ dàng... nhờ có chứa D-Mannitol
Đông trùng hạ thảo còn giúp kiểm soát cholesterol trong máu, giúp lưu thông máu tốt hơn, giúp tim mạch hoạt động ổn định, giãn nở mạch máu, điều hòa lipid máu, tăng lưu lượng máu...
Adenosine
Adenosine có vai trò quan trọng có tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo. Adenosine ở trong Cordyceps sinensis đông trùng hạ thảo nuôi cấy được cho là cao hơn đông trùng hạ thảo tự nhiên.
Adenosine giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi và tuần hoàn máu, ổn định nhịp tim, nó có thể được chuyển hóa và ở dạng ATP, ADP, AMP - là những chất truyền năng lượng cho cơ thể hoặc là những chất truyền dẫn thần kinh. Nó còn là chất giúp tăng cường oxy trong máu, có tác dụng tích cực trong việc điều trị các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, các vấn đề liên quan đến tắc mạch máu, máu không lưu thông hiệu quả, bảo vệ tim và thận. Bên cạnh đó, Adenosine còn có lợi cho người bị suy thận mãn tính, giúp lưu lượng máu ở thận được cải thiện, điều tiết Prostaglandin ở thận, các nội tiết tố và tổ chức thần kinh ổn định chức năng sinh dục, giúp ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng.
Các loại vitamin
Đông trùng hạ thảo có nhiều nguyên tố vi lượng, khoáng chất, các axit amin, các vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K...các dưỡng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và có tác dụng tích cực với sức khỏe tim mạch.
Hoạt chất Mannitol
Hoạt chất D-mannitol có trong đông trùng hạ thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giãn nở mạch máu, giãn nở cơ tim, giảm cholesterol và lipoprotein trong máu, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mỡ máu, giúp máu huyết lưu thông, hồi phục các phế nang phổi bị tổn thương ở những người bị lao phổi, hen suyễn, ...
Hoạt chất Cordycepin, selen và polysaccharide
Cordycepin là hoạt chất quý hiếm quan trọng nhất trong đông trùng hạ thảo, selen và polysaccharide có công dụng cung cấp máu và oxy đến tim đầy đủ và ổn định, có một nhánh nhỏ lên não để tuần hoàn não giải phóng.
Công dụng của đông trùng hạ thảo đối với người cao huyết áp
Đông trùng hạ thảo được cho là có lợi cho người cao huyết áp.
Thư Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ có nói, nhờ đông trùng hạ thảo có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các hoạt chất như: Adenosine, Cordycepin và Polysaccharide giúp làm giảm nồng độ cholesterol - là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh huyết áp cao. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp làm giãn mạch máu giúp mạch máu đàn hồi tốt hơn, tăng cường chức năng cho gan, tim, thận, có lợi cho hô hấp, thúc đẩy lưu thông máu, làm sạch động mạch,...do đó, nó là sản phẩm rất tốt dùng để hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu lâm sàng ở Nhật Bản, Trung Quốc...cho rằng có thể dùng đông trùng hạ thảo để kiểm soát huyết áp, giúp điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Dược liệu này còn không mang lại tác dụng phụ cho người dùng, rất tốt trong việc phòng ngừa và chữa trị sự hình thành của những cục máu đông, hạn chế nguy cơ bị xơ vữa động mạch, đột quỵ...
Mặt khác, đông trùng hạ thảo còn giúp giảm lipoprotein, giảm cholesterol, kiểm soát lipid máu, giúp nâng cao sức khỏe, hồi phục sức khỏe cho người bệnh cao huyết áp, giúp hạ lượng đường trong máu. Có lợi cho ngưòi béo phì, đái tháo đường, giảm nguy cơ bị tại biến hay tình trạng xơ vữa động mạch. Đặc biệt, đông trùng hạ thảo còn là một dược liệu có tác dụng tích cực trên hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người.
Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B12 rất tốt cho tim mạch.
Do đó, người bị huyết áp cao có thể bổ sung đông trùng hạ thảo, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách dùng và liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cách dùng đông trùng hạ thảo cho người huyết áp cao hiệu quả nhất
Đông trùng hạ thảo bạn cho thể ăn trực tiếp, pha trà hay chế biến cùng món ăn, là những cách chế biến tốt dành cho người huyết áp cao. Tuy nhiên, để hiệu quả nhất bạn nên kết hợp đông trùng hạ thảo với liều lượng hợp lý kết hợp với việc ăn uống khoa học, nghỉ ngủ hợp lý, lối sống lành mạnh và thể thao đều đặn.
Dưới đây là cách chế biến đông trùng hạ thảo:
Cháo đông trùng hạ thảo và chim bồ câu
Nguyên liệu:
- 1 con bồ câu
- 5- 10g đông trùng hạ thảo
- 50g gạo nếp
- 50 g gạo tẻ
- Hoài sơn
- Kỷ tử
- Long nhãn
- Muối
- Hạt nêm
- Hành lá
- Tiêu
Cách thực hiện:
- Bồ câu bạn mang đi làm sạch lông, ruột...rửa sạch với nước có pha muối loãng, sau đó rửa lại với nước
- Kỷ tử, long nhãn và hoài sơn sơ chế sạch để ráo
- Cho gạo nếp và gạo tẻ trộn đều ngâm với nước 30 phút trước khi nấu, sau đó vo qua với nước
- Cho gạo và bồ câu, kỷ tử, long nhãn và hoài sơn vào nồi, đổ nước, đun sôi, sau đó hạ lửa hầm 30 - 60 phút, nêm 1 thìa muối, 2 thìa hạt nêm
- Cho đông trùng hạ thảo vào, đun nhỏ lửa khoảng 5 - 10 phút, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng, tắt bếp
- Múc cháo ra tô, Co thể cho 1 ít hành lá lên
- Thưởng thức ngay khi còn nóng.
Trà đông trùng hạ thảo
Nguyên liệu:
- 3- 5g sợi đông trùng hạ thảo
- Nước ấm 60- 70 độ
- Có thể thêm 10g táo đỏ, 10 g kỷ tử để tăng hương vị
Cách làm:
- Cho đông trùng hạ thảo vào bình trà, cho nước ấm vào tráng qua và đổ bỏ nước
- Cho nước ấm vào và hãm trà 10 phút
- Khi trà chuyển màu thì bạn có thể thưởng thức
Bạn có thể pha 2-3 lần nước tùy khẩu vị, sau đó bạn hãy ăn luôn đông trùng hạ thảo để hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng, ngoài ra, bạn nên dùng vào buổi sáng để có hiệu quả tốt nhất.
Ăn trực tiếp
Nguyên liệu:
- Đông trùng hạ thảo khô 3g
- Nước ấm 60 độ
Cách thực hiện:
- Cho đông trùng hạ thảo vào chén sứ hoặc ly thủy tinh
- Rót nước ấm vào, ngâm khoảng 3 phút
- Vớt ra và cho trực tiếp vào miệng ăn.
Người huyết áp cao sử dụng đông trùng hạ thảo cần lưu ý những gì?
Người cao huyết áp cần bổ sung đông trùng hạ thảo đúng cách và đúng liều lượng, ngoài ra, bạn cần lưu ý:
- Cần sử dụng đều đặn, theo liệu trình của bác sĩ chỉ định
- Không sử dụng rượu ngâm đông trùng hạ thảo
- Không dùng đông trùng hạ thảo với một số loại thuốc Tây, cho nên bạn cần lưu ý, nhờ bác sĩ tư vấn
- Không dùng dụng cụ, nồi kim loại để chế biến đông trùng hạ thảo dạng bột
- Không kết hợp với đồ ăn, gia vị cay nóng
- Chọn mua đông trùng hạ thảo ở nơi uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú
- Chỉ dùng khoảng 3-5g đông trùng hạ thảo khô, tránh lạm dụng
- Không dùng cho người bị rối loạn đông máu
- Khi pha trà uống nước xong, thì nên ăn luôn sợi đông trùng hạ thảo
- Không dùng nồi, dụng cụ kim loại để chế biến hay bảo quản
- Không dùng cho người chuẩn bị phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật xong
- Bảo quản đông trùng hạ thảo trong hũ thủy tinh có nắp kín, túi zip... để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
- Đông trùng hạ thảo chỉ là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh
Ngoài ra, tùy vào cơ địa, sức khỏe của mỗi người mà liều lượng cũng như hiệu quả khác nhau, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đông trùng hạ thảo để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lời kết
Đông trùng hạ thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang điều trị bệnh hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng đông trùng hạ thảo, hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách sử dụng đúng và mang đến tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.