Dịch vụ nhằm giải quyết nhu cầu mai táng thú cưng trong điều kiện thiếu đất tại thành thị. Người dân cũng chưa biết cách xử lý xác chết thú cưng tránh dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Hiện tại chưa có cơ sở thực hiện dịch vụ mai táng thú cưng trên địa bàn thành phố Rạch Giá và các huyện thành khác ở Kiên Giang.
Thông tin chi tiết về dự án
Ngành công nghiệp thú cưng (Pet industry) là ngành công nghiệp thị trường gắn liền với các động vật bầu bạn (Companion animals). Ngành thú cưng bao gồm những thứ sản phẩm, dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất, tiêu dùng và văn hóa gắn với thị trường thú cưng. Bên cạnh ngành thức ăn cho thú cưng chuyên về dinh dưỡng còn có đồ chơi cho thú cưng và chăm sóc sức khỏe cho thú cưng, các dịch vụ và sản phẩm mới như taxi cho thú cưng, nhà trẻ cho thú cưng (nội trú cũi), khách sạn cho thú cưng, cà phê thú cưng, thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), phát thanh truyền hình, công viên giải trí và dịch vụ tang lễ cho thú cưng (mất mát thú nuôi) đang xuất hiện trên thị trường, bên cạnh đó các dịch vụ về vận chuyển thú cưng, dịch vụ làm hộ chiếu thú cưng, bảo hiểm cho thú cưng cũng phát triển mạnh mẽ, trong trên tất cả, thức ăn cho thú cưng là phân khúc chi tiêu lớn nhất, tiếp theo là chăm sóc thú y. Tuy nhiên, trong mỗi phân đoạn thị trường, có một mức độ thay đổi về loại, chất lượng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ.
Năm 2022, thị trường sản phẩm tiêu dùng cho vật nuôi trong gia đình có tổng giá trị toàn cầu 261 tỷ USD. Con số này được ước tính có thể vượt mức 350 tỷ USD trước năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng đầu hiện thuộc về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên thông tin từ công ty nghiên cứu thị trường Global Market Insights (Mỹ). Ngành công nghiệp thú cưng được đánh giá là có tiềm năng lớn tại Việt Nam đang phát triển với sự tham gia của rất nhiều các tên tuổi lớn trong và ngoài nước. Điểm nổi bật của Thị trường thú cưng Việt Nam gồm:
- 65% dân số dưới 35 tuổi – sự gia tăng thực sự trong việc sở hữu vật nuôi
- 30 tuổi trở xuống: có dây, có mạng và áp dụng các hành vi sở hữu vật nuôi của phương Tây
- Gia tăng thị trường Người sở hữu vật nuôi nước ngoài (80.000 trong năm 2012) tạo ra nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ cao cấp
- Phân khúc phụ nữ Việt Nam có ảnh hưởng: 31 đến 44 tuổi, 45 đến 55 tuổi kiểm soát ngân sách gia đình và chi tiêu với sở thích nuôi dưỡng thú cưng ngày càng tăng
- Ngành Bán lẻ, tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á, đứng sau Trung Quốc: Các hạn chế nhập cảnh nước ngoài của WTO kết thúc vào năm 2015
- Truyền thông xã hội: ‘buổi gặp mặt’ trực tuyến mới tạo ra các cuộc họp ‘ngoại tuyến’ phổ biến cho chủ sở hữu chó và mèo
Theo báo cáo của Pet Fair Asia, doanh số của ngành Chăm sóc thú cưng tại khu vực Đông Nam Á là 4 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 13% đương với 500 triệu USD và dự báo tăng trưởng 11% một năm, điều này khẳng định tiềm năng của thị trường thú cưng là rất lớn.
Xét riêng ở thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng người nuôi thú cưng tại đây đã tăng lên nhanh chóng. Thú cưng ngày nay được 'nhân cách hoá' và trở thành một thành viên trong gia đình. Điều đó mở ra rất nhiều cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ thú cưng phát triển. Dịch vụ cho thú cưng cũng ngày càng đa dạng, bạn có thể đã biết tới dịch vụ spa grooming, thăm khám và trị bệnh, trông giữ thú cưng, phối và nhân giống... nhưng cũng có một số dịch vụ khá đặc biệt như hoả thiêu và nghĩa trang cho thú cưng khá ít và chi phí khá đắt đỏ. Điểm mấu chốt về tương lai của ngành công nghiệp thú cưng là chủ sở hữu thú cưng đang tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, thuận tiện hơn cho thú cưng của họ. Tương lai của thị trường kinh doanh thú cưng không phải là với các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất hàng loạt và tiêu chuẩn hóa. Chủ sở hữu thú cưng muốn các thành viên gia đình bốn chân yêu quý của họ được hưởng cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt như họ sẽ đối xử với chính mình. Vì vậy, khi thú cưng mất đi, chủ nuôi cũng muốn có một hình thức chăm sóc tử tế mang tính nhân văn cho thú cưng của mình. Nhưng nỗi đau lớn nhất của họ là thiếu điều kiện mai táng thú cưng khi sống trong khu vực thành thị.
Nắm bắt cơ hội này, chúng tôi nảy ra ý tưởng tiến hành nghiên cứu thị trường và mở dịch vụ mai táng cho thú cưng sau khi qua đời với hi vọng có thể chia sẻ tình yêu thương và nỗi đau của khách hàng khi thú cưng mất. Đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị trong xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Từ các vấn đề nêu trên, ý tưởng là hợp lý, nhu cầu và thị trường cho dịch vụ này là rất lớn.