Năm 2023, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh Kiên Giang đã khởi sắc đáng kể và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Nội dung
Năm 2023, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh Kiên Giang đã khởi sắc đáng kể và đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập mới 89/50 tổ hợp tác (THT), đạt 178% kế hoạch, nâng tổng số toàn tỉnh lên 2.272 THT (tăng 89 THT so với năm 2022);
- Tổng số vốn góp 18,087 tỷ đồng và 65.010 ha canh tác;
- Với tổng số 44.272 tổ viên;
- Tạo việc làm cho 7.253 lao động theo thời vụ.
Thành lập mới 29/15 HTX, đạt 193,3% kế hoạch;
- Sáp nhập 18 HTX thành 8 HTX;
- Giải thể 16 HTX và 01 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND);
- Xóa tên 9 HTX.
Toàn tỉnh hiện có 518 HTX đang hoạt động, bao gồm 454 HTX nông nghiệp, 45 HTX phi nông nghiệp và 19 Quỹ tín dụng nhân dân. (giảm 07 HTX so với cuối năm 2022); với tổng vốn điều lệ hơn 484,992 tỷ đồng; diện tích canh tác 64.343,57 ha; 50.481 thành viên; tạo việc làm cho 5.534 lao động. Thành lập mới 02 Liên hiệp HTX (LHHTX), nâng tổng số toàn tỉnh hiện có 3 LHHTX, tổng vốn điều lệ 500 triệu đồng, diện tích sản xuất 31.720 ha, với 35 HTX thành viên, có 19 lao động.
Ảnh: Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Thanh Bình thăm và chúc tết HTX Vinacam Hòn Đất
Tổ chức tư vấn, tuyên truyền cho cá nhân, hộ gia đình có nguyện vọng gia nhập và thành lập mới THT, HTX, sáp nhập và củng cố các HTX yếu kém được 30 cuộc, có 150 lượt người tham dự.
Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Giang phát 04 phóng sự; đăng 12 tin, bài trên Báo Kiên Giang; 386 tin, bài về KTTT và các mô hình THT, HTX hoạt động có hiệu quả, thông tin các chính sách của Đảng, Nhà nước về KTTT trên trang thông tin điện tử của Liên minh HTX tỉnh.
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các địa phương mở 06 lớp tập huấn triển khai Chương trình hành động số 34 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 20 –NQ/TW của BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp tục và đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới.
Phối hợp với UBND các huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành mở 08 lớp tập huấn về củng cố, sáp nhập, chia tách HTX với 320 lược người tham dự; mở 04 lớp cung cấp thông tin, tư vấn phổ biến pháp luật về KTTT, HTX với với 167 người tham dự đạt 100% kế hoạch đề ra trong năm. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX thực hiện trên 30 cuộc tuyên truyền, tư vấn Luật HTX cho 1.200 cán bộ, thành viên và nông dân tham dự; hỗ trợ xây dựng 25 phương án sản xuất kinh doanh và các văn bản liên quan đến KTTT, HTX.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn, khảo sát các HTX được hỗ trợ, đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm theo Kế hoạch số 171/KH-UBND, ngày 28/6/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX năm 2023.
Triển khai 04 dự án cho 04 HTX vay vốn với số tiền 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Hỗ trợ 10 bộ máy tính cho 10 HTX làm ăn có hiệu quả, nhằm phục vụ việc theo dõi, tìm hiểu thông tin, kết nối thị trường và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của HTX.
Tổ chức cho 26 lượt HTX tham gia 05 Hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tại thủ đô Hà Nội và thị trường các tỉnh trong cả nước với hàng trăm sản phẩm chủ lực của tỉnh. Kết nối cho 06 HTX tham dự Hội nghị trực tuyến kết nối với các doanh nghiệp vào các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối. Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho 03 HTX tại huyện Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Minh…
Ảnh: Lãnh Đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tham quan khu trưng bày sản phẩm OCOP của Liên minh HTX tỉnh
Có thể nói, đạt được kết quả trên là do nhiều chính sách hỗ trợ KTTT, HTX được Tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương. Các sở, ngành liên quan và địa phương tích cực, chủ động phối hợp tham mưu triển khai cụ thể hóa thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chương trình, kế hoạch về phát triển KTTT, HTX tương đối đồng bộ; nhận thức về KTTT, HTX ngày càng được nâng lên.
Công tác tuyên truyền, vận động thành lập THT, HTX được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt hơn, đã nâng lên nhận thức và lòng tin của người dân về KTTT, HTX.
- Công tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX;
- Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên được quan tâm thực hiện tốt.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt nhiều kết quả tích cực đã dần nâng lên cả về trình độ và năng lực quản trị cho cán bộ HTX, đang trở thành phương thức sản xuất tối ưu để phát triển bền vững.
- Các huyện, thành phố đã quan tâm đến công tác sơ, tổng kết tình hình KTTT, HTX, đồng thời phần nào đánh giá ưu điểm, hạn chế đúng thực chất, có hướng phát huy và khắc phục rõ nét hơn;
- Tích cực tuyên truyền, vận động và cụ thể hóa chính sách phát triển KTTT, HTX bằng sự quan tâm ưu tiên lồng ghép các chương trình, mục tiêu để khuyến khích người dân tham gia vào HTX.
Đối với các mô hình mới thành lập và đang hoạt động cũng đang lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh phù hợp, phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn; quyền lợi của thành viên luôn gắn liền với quyền lợi của HTX. Năng lực quản lý của HTX từng bước được nâng lên, phần lớn các HTX hỗ trợ tích cực cho các thành viên phát triển kinh tế hộ, đáp ứng nhu cầu thiết thực của thành viên. Nhiều HTX đã chủ động nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho thành viên. Điểm quan trọng, ngoài mục tiêu hoạt động kinh tế thì HTX còn là cầu nối đưa Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thành viên và góp phần ổn định chính trị tại địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như:
- Việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT, HTX còn chậm, thậm chí chưa thực hiện.
- Công tác phối hợp giữa các sở, ngành trong phát triển các HTX, THT có mặt chưa chặt chẽ.
- Việc cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển KTTT còn chậm, thiếu đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ theo dõi lĩnh vực KTTT phần lớn là kiêm nhiệm nên việc tham mưu trong công tác quán lý nhà nước về HTX chưa sâu.
- Công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Luật HTX ở một số cấp ủy, chính quyền huyện, thành phố chưa được quan tâm; nhận thức về vai trò KTTT chưa đúng dẫn đến công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện phát triển KTTT, HTX còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. Một số nơi, HTX hoạt động không đúng Luật nhưng chưa có hướng xử lý.
- Nhiều HTX chưa thực hiện được chuỗi liên kết, bị động trong việc cung cấp dịch vụ sản phẩm cho thành viên, chỉ thực hiện được một khâu dịch vụ kéo dài đã làm trì trệ hoạt động của HTX.
- Một số HTX hạn chế vốn và nhân lực; chưa làm tốt công tác tuyên truyền để thành viên hiểu được quyền lợi khi tham gia các dịch vụ HTX;
- Chưa phát huy được lợi thế về thuê chung, mua chung, bán chung để mang lại lợi ích cho thành viên và cho HTX.
- Nhiều HTX lợi nhuận thu được không đảm bảo việc trả lương nên chưa thu hút cán bộ có trình độ, năng lực về làm việc trong HTX.
Trong năm 2024, sẽ tập trung tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 15 HTX (Trong đó có từ 13 hợp tác xã nông nghiệp) và 50 THT gắn với xây dựng cánh đồng lớn;
- Phấn đấu trên 80% HTX có lãi. Trong đó, trên 51% HTX khá giỏi, trên 36% HTX trung bình, hạn chế thấp nhất HTX yếu kém. Có 100% HTX, THT thành lập mới tổ chức, hoạt động theo đúng quy định.
- Xây dựng 20 mô hình tổ chức KTTT, HTX ứng dụng công nghệ cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững. Trên 80% trong tổng số tổ chức KTTT, HTX thành lập mới có liên kết với doanh nghiệp, tổ chức KTTT khác.
- Củng cố, sáp nhập các HTX có quy mô nhỏ, HTX yếu kém từ 10 HTX trở lên;
- Tổ chức cho các HTX tham gia xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu ít nhất 5 cuộc.
Giải ngân việc hỗ trợ, đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho 04 HTX;
- Khảo sát, chọn hỗ trợ chi phí thuê địa điểm và vận hành điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho 08 HTX theo Kế hoạch số 296/KH-UBND, ngày 15/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX tỉnh Kiên Giang năm 2024.
- Khảo sát, lựa chọn hỗ trợ 20 bộ máy tính cho 20 HTX theo Kế hoạch số 308/KH-UBND, ngày 26/12/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX; kế hoạch hỗ trợ HTX xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; kế hoạch phát động thi đua chuyên đề trong HTX thành viên với nội dung “Mỗi HTX 01 sản phẩm OCOP; kế hoạch phối hợp tổ chức đào tạo lớp trung cấp nông nghiệp công nghệ cao trong HTX theo kinh phí được phê duyệt.
Để thực hiện các chỉ tiêu trên có hiệu quả, cần có giải pháp thực hiện như sau:
- Nâng cao vai trò của các sở, ngành có liên quan trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phát triển KTTT, HTX. Mặt khác, nâng cao hiệu quả các chương trình phối hợp liên tịch giữa Liên minh HTX với Mặt trận, đoàn thể và các sở, ban, ngành trong phát triển KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra tình hình hoạt động của các HTX trên địa bàn, kịp thời phát hiện những vướng mắc, yếu kém nhằm có giải pháp hỗ trợ hướng dẫn HTX hoạt động đúng Luật và hiệu quả.
- Phối hợp với Viện, Trường và các chương trình dự án hỗ trợ THT, HTX thực hiện sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Hỗ trợ chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và chỉ dẫn địa lý cho các THT, HTX tiến đến xây dựng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
- Lồng ghép, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức KTTT. Hình thành chuỗi giá trị trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu gắn với xây dựng cánh đồng lớn. Quan tâm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về KTTT cho cán bộ HTX và cán bộ quản lý nhà nước làm công tác theo dõi KTTT để nâng cao năng lực, phục vụ tốt hơn cho khu vực KTTT của tỉnh. Hàng năm, chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển KTTT gắn với phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung chỉ đạo tổ chức lại các mô hinh KTTT sản xuất theo hướng quy mô lớn gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Tranh thủ sự tài trợ, hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư và nông nghiệp, nông thôn.
- Thường xuyên quan tâm, theo dõi đội ngũ cán bộ trẻ trong HTX từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, điều hành HTX, góp phần cho HTX phát triển lâu dài, bền vững.