Là nhà triết học đồng thời cũng là nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng. Là một người yêu nước, ông kịch liệt chống lại quân xâm lược Ba Tư. Câu châm ngôn ưa thích của ông là “Nói nhiều không phải là biểu hiện của trí tuệ”.
- Thalès de Milet (Ta-Lét) là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp sống trước Socrates, người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học". Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra.
I. CUỘC ĐỜI
- Thales sống trong khoảng thời gian từ năm 624 TCN– 546 TCN, ông sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander (của Thổ Nhĩ Kỳ).
- Tuổi thọ của ông không được biết một cách chính xác. Có hai nguồn: một nguồn cho là ông sống khoảng 90 tuổi, còn một nguồn khác cho là ông sống khoảng 80 tuổi.
II. THÀNH TỰU
- Trước Thales, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vật qua các câu truyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng. Các hiện tượng như sấm, sét hay động đất được cho là do các vị thần trong tự nhiên
- Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước.
- Với quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.
- Định lý Thales: Hai đường thẳng song song định ra trên hai đường thẳng giao nhau những đoạn thẳng tỷ lệ
+ Góc chắn nửa đường tròn thì bằng một vuông
+ Đường kính chia đôi đường tròn thành hai phần bằng nhau
+ Hai góc đáy của tam giác cân thì bằng nhau
+ Hai tam giác nếu có hai cặp góc đối và cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau
+ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
- Thales là người đầu tiên nghiên cứu về thiên văn học, hiểu biết về hiện tượng nhật thực diễn ra do mặt trăng che khuất mặt trời. Ông cũng nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng. Thales được coi là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về Sự sống ngoài Trái Đất
III. Ứng dụng
Ứng dụng định luật Thales trong cuộc sống
Nhắc đến Thales , người ta liên tưởng ngay tới giai thoại nổi tiếng về việc đo chiều cao kim tự tháp . Việc đo đạc ấy đã được tiến hành như thế nào dưới thời kì mà các dụng cụ và máy móc còn vô cùng hạn chế và thô sơ Có một vị quân vương muốn đo chiều cao của kim tự tháp . Nhưng kim tự tháp lại có góc nghiêng từ đỉnh nên việc leo lên và đo không thể đem lại kết quả chính xác . Học giả Thales lúc bấy giờ được mời vào cung điện và được nhà vua giao cho nhiệm vụ này. Thales không cần dùng dụng cụ gì phức tạp, đến kim tự tháp vào một ngày nắng, ông chỉ mang theo một cái cọc và một cây thước .
(Nguồn – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)