Edward Jenner (1789 -1823) là bác sĩ phẫu thuật, nhà nghiên cứu khoa học người Anh đã tìm ra vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Ông đã cứu hàng triệu người thoát khỏi cái chết. Bác sĩ Edward được người đời sau tôn vinh là “cha đẻ của ngành miễn dịch học” và tiêm chủng.
1. Tiểu sử
Edward Jenner (1789 -1823) là bác sĩ phẫu thuật, nhà nghiên cứu khoa học người Anh đã tìm ra vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Ông đã cứu hàng triệu người thoát khỏi cái chết. Bác sĩ Edward được người đời sau tôn vinh là “cha đẻ của ngành miễn dịch học” và tiêm chủng.
Ngay từ khi còn trẻ, Edward Jenner đã được đào tạo để trở thành một bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp, ông đã quay trở về quê hương. Ở thời điểm bây giờ, bệnh đậu mùa có tỷ lệ tử vong lên đến 33% đối với những người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, chưa có ai tìm ra cách để phòng ngừa căn bệnh này.
Khi quan sát những người giúp việc, ông nhận ra rằng những người tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò thường ít khi mắc phải căn bệnh đậu mùa. Vào năm 1796, Edward đã thực hiện thành công thí nghiệm vaccine đậu mùa đầu tiên.
Trong những năm tiếp theo. bác sĩ Edward Jenner đã thực hiện 23 cuộc thí nghiệm về tiêm chủng, củng cố lý thuyết về tiêm chủng vaccine. Ông cũng vấp phải khó khăn khi phổ cập vaccine, một số bác sĩ thuộc hiệp hội Hoàng Gia Anh muốn cướp công lao của ông.
Tuy nhiên, khi vaccine được phổ biến rộng rãi trên khắp nước Anh, lan rộng khắp châu u, Bắc Mỹ, tên tuổi của Edward Jenner đã trở thành bất tử. Năm 1821, ông đã nhận chức vụ bác sĩ riêng của vua George IV, được phong tặng danh hiệu “Justice of the peace”, thị trưởng của Berkeley.
Năm 1802, ông được bầu làm thành viên danh dự của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Nghệ Thuật Hoa Kỳ. Đến năm 1803, chủ tịch của Hội Jennerian thúc đẩy việc tiêm chủng ngừa bệnh đậu mùa. Năm 2002, bác sĩ Edward Jenner nằm trong danh sách “100 người Anh vĩ đại nhất thế giới”.
Năm 1980, căn bệnh đậu mùa chính thức được Tổ chức Y Tế thế giới thông báo đã bị đẩy lùi trên phạm vi thế giới. Trong đó, công lao của bác sĩ Edward Jenner sẽ mãi được ghi nhớ.
Ngày 26 tháng 1 năm 1823, Edward Jenner qua đời sau một cơn đột quỵ. Ông đã giành cả cuộc đời của mình để phục vụ cho việc phổ cập tiêm chủng mà không sử dụng vaccine để làm giàu cho bản thân.
2. Cuộc sống gia đình
Edward Jenner là con trai thứ tám của mục sư Stephen Jenner và vợ Sarah Jenner. Ông sinh ngày 6 tháng 5 năm 1749, ở thị trấn Berkeley, hạt Gloucestershire, vương quốc Anh. Khi Edward được 5 tuổi, cha của ông qua đời. Ông được nuôi dưỡng bởi một người anh trai cũng là giáo sĩ.
Từ nhỏ, ông đã được giáo dục đầy đủ. Edward được theo học tại trường trung học Katharine Lady Berkeley's School, thị trấn Wotton-Under-Edge. Trong thời gian này, Edward Jenner đã được phòng ngừa bệnh đậu mùa bằng phương pháp Variolation. Đây là phương pháp tiêm chủng đến từ Trung Quốc nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Năm 14 tuổi, Edward theo học việc cho bác sĩ phẫu thuật Daniel Ludlow. Trong vòng 7 năm, ông đã có được một số kiến thức cần thiết để trở thành một bác sĩ phẫu thuật. Sau khi hoàn thành chương trình học việc, ông đã đến London để theo học nghề giải phẫu. Vào năm 1770, bác sĩ phẫu thuật tài ba John Hunter đã chỉ đạo Edward và các bác sĩ khác đang làm việc tại bệnh viện St George đã giúp ông tích lũy nhiều kinh nghiệm.
Edward Jenner đã tình cờ gặp gỡ Catherine Kingscote khi ông thực hiện thí nghiệm về khinh khí cầu. Tháng 3 năm 1788, ông và Catherine Kingscote kết hôn và có với nhau 3 người con. Đến năm 1815, Catherine Kingscote qua đời vì căn bệnh lao.
3. Sự nghiệp
3.1 Trở thành bác sĩ phẫu thuật tài năng
Sau khi hoàn tất khóa học ở bệnh viện St George, Edward Jenner đã có mối quan hệ thân thiết với John Hunter. Vào năm 1773, ông đã quyết định quay trở về quê nhà, trở thành bác sĩ gia đình và bác sĩ phẫu thuật.
Trong những năm tiếp theo, ông và một số bác sĩ đã thành lập các cơ sở y tế ở London, Cheltenham. Edward đã đóng góp một số bài báo y học có giá trị về các căn bệnh như: bệnh đau thắt ngực, bệnh hở van tim, các bệnh về mắt và bệnh đậu mùa ở bò.
Đến ngày 30 tháng 12 năm 1802, Edward Jenner đã trở thành một bậc thầy trong Hội Tam Điểm. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã cho thấy khả năng phẫu thuật tài tình, nghiên cứu y học thực nghiệm bài bản và kỷ luật.
3.2 Nghiên cứu động vật học
Ngoài việc nghiên cứu y học, Edward còn là một nhà nghiên cứu động vật học nổi tiếng. Edward Jenner đã xuất bản nghiên cứu cẩn trọng, kết hợp với thực nghiệm về loài chim cu gáy.
Ông đã phát hiện ra hiện tượng ký sinh nuôi dưỡng ở loài chim cu gáy. Với nghiên cứu xuất sắc này, ông được bầu làm thành viên của Hiệp hội hoàng gia vào năm 1788.
4. Ứng dụng
4.1 Phát minh vaccine đậu mùa
Trước khi phát minh vaccine đậu mùa ra đời, người dân nước Anh sử dụng phòng bệnh đậu mùa với phương pháp biến dị (còn gọi Variolation). Phương pháp tiêm chủng biến dị sử dụng chất mủ ở những bệnh nhân đậu mùa dạng nhẹ lây nhiễm sang con người. Nếu con người sử dụng biện pháp này thì khi họ mắc bệnh đậu mùa sẽ ít gây ra nguy hiểm so với phương pháp tự nhiên.
Tuy nhiên, một số người khi bị lây nhiễm theo phương pháp biến dị có nguy cơ tử vong khá cao. Mãi đến khi Edward Jenner phổ biến vaccine đậu mùa, phương pháp này đã bị thay thế.
Edward Jenner đã phát hiện ra những người giúp việc khi vắt sữa bò thường mắc phải căn bệnh đậu mùa ở bò. Sau đó, những người này hoàn toàn miễn dịch với bệnh đậu mùa ở người. Ông đã đưa ra giả thuyết nếu một người từng bị nhiễm bệnh đậu mùa thì sau đó họ sẽ miễn dịch hoàn toàn với bệnh đậu mùa ở người.
Vào ngày 14 tháng 5 năm 1796, ông đã kiểm chứng giả thuyết này. Edward Jenner đã cấy mủ bệnh đậu mùa ở bò trên tay người hầu Sarah Nelmes vào cả 2 cánh tay của cậu bé James Phipps mới 8 tuổi.
Sau đó, cậu bé có triệu chứng phát sốt nhưng không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng toàn thân. Tiếp đó, cậu bé hết sốt và hoàn toàn khỏe mạnh. Edward Jenner đã thực hiện nhiều thực nghiệm để xem xét khả năng miễn dịch Phipps. Sau quá trình thực nghiệm, cậu bé Phipps hoàn toàn miễn dịch với căn bệnh đậu mùa. Chưa dừng lại ở đó, Edward Jenner đã tiếp tục thử nghiệm với 23 người khác và đều cho kết quả tốt.
4.2 Công bố và phổ cập vaccine đậu mùa
Sau nhiều lần thực nghiệm và nghiên cứu, bác sĩ Edward Jenner đã báo cáo các nghiên cứu của mình cho Hiệp Hội Hoàng Gia. Ngoài ra, ông đã xem xét và công bố kết luận của mình về 23 trường hợp thử nghiệm. Trong số 23 người tham gia thực nghiệm có cả con trai của ông là Robert Fritzhardinge Jenner.
Hiệp Hội Hoàng Gia đã nghiên cứu kỹ các báo cáo của ông. Sau đó, các cơ sở y tế Anh quốc đã chấp nhận phương pháp vaccine mới và cho phép phổ biến rộng rãi. Đến năm 1840, chính phủ Anh cho phép tiêm chủng đậu bò hoàn toàn miễn phí, cấm hẳn phương pháp tiêm chủng biến dị. Sau đó, phương pháp tiêm chủng vaccine đậu bò đã lan rộng khắp châu Âu, sang tận Bắc Mỹ.
Sau khi vaccine được công bố, Edward đã không thể tiếp tục công việc bác sĩ phẫu thuật tại quê nhà. Thay vào đó, ông đã dành hết phần đời còn lại của mình để nghiên cứu và phổ biến rộng rãi việc tiêm chủng. Năm 1802, quốc vương và các bác sĩ đã cung cấp cho ông 10000 bảng Anh. Đến năm 1807, Đại học Y sĩ Hoàng gia công nhận hiệu quả của việc tiêm chủng và ông được cấp thêm 20.000 bảng Anh.