Yến sào là thực phẩm rất được ưa chuộng, yến sào không những mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe mà còn giúp giảm cân hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng của yến sào
Thành phần những chất dinh dưỡng của tổ yến rất cao, có các chất vi lượng và đa lượng, trong tổ yến có 31 nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi,... một số loại đường tốt cho cơ thể và 18 loại axit amin, các vi chất như Brom, Magan, bao gồm:
- Protein: 50 – 60%
- Canxi: 0.76%
- Sắt : 27.90%
- Kẽm: 1.88%
- Proline: 5.27%
- Axit aspartic: 4.69%
- Đồng: 5.87%
- Glycine: 1.99%
- Fucose: 0.70%
- Galactose: 16.90%
- N-acetylgalactosamine: 7.30%
- N-acetylneuraminic acid: 8.60%
- Phenylalanine: 4.50%
- N-acetylglucosamine: 5.30%
- Tryptophan: 0.70%
- Tyrosine: 3.58%
- Histidine: 2.09%
- Threonine: 2.69%
- Lysine: 1.75%
- Cystein: 0.49%
- Isoleucine: 2.04%
- Valine: 4.12%
- Methionine: 0.46%
- Leucine: 4.56%
Ăn yến sào có gây tăng cân không?
Ăn yến sào không làm bạn tăng cân, nếu bạn biết cách sử dụng, liều lượng phù hợp và chế biến đúng cách.
Trong 100g yến sào có khoảng 345 calo, thông thường người lớn bình thường cũng chỉ ăn 5g yến sào trong ngày, vì vậy lượng calo này là rất thấp.
Ngoài ra, các sợi yến sào chủ yếu là thành phần protein, không chứa cholesterol và không có chất béo. Vì vậy, bạn có thể bổ sung yến vào thực đơn hàng ngày mà không lo dư thừa cholesterol xấu và mỡ. Tuy nhiên, nếu bạn dùng yến để chế biến món ăn nên hạn chế cho đường, nếu bạn ăn được nguyên chất thì càng tốt , còn nếu không bạn có thể thêm 1- 2 táo đỏ khô để tạo vị ngọt.
Không những vậy, yến sào còn tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, có lợi cho tiêu hóa...Để giảm cân hoặc duy trì cân nặng lý tưởng, bạn có thể ăn yến sào kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể thao.
Yến sào mang lại những công dụng nào cho sức khỏe?
Yến sào chứa nhiều protein, chất xơ, các axit amin, vitamin và khoáng chất. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Tốt cho xương
Trong yến sào chứa hàm lượng phenylalanine và canxi dồi dào, nó có tác dụng quan trọng trong việc giúp khung xương khỏe mạnh. Nhờ vậy ăn yến sào cũng hỗ trợ các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, loãng xương...
Không những vậy, yến sào còn có glucosamine có công dụng phục hồi tổn thương và tái tạo ở sụn, giúp xương khớp hoạt động trơn tru. Ngoài ra nó còn chứa:
- Lysine giúp hạn chế tình trạng giãn có và ngừa lão hóa cột sống
- Acid syalic và tyrosine giúp phòng ngừa thoái hóa khớp
- Canxi giúp xương chắc khỏe hơn...
Tốt cho sức khỏe mắt
Ngoài ra, thí nghiệm trên thỏ của Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia vào năm 2011, cho những con thỏ tiêm huyết thanh tổ yến, kết quả những con thỏ được tiêm thì sản xuất nhiều tế bào sợi hơn so với những con không được tiêm. Nó giúp giác mạch khỏe mạnh sau khi bị tổn thương. Đây cũng là bằng chứng yến sào có lợi cho thị lực.
Thêm nữa, yến sào cũng có công dụng hỗ trợ duy trì chức năng và sữa chữa mô giác mạc nhờ tái tạo da.
Phục hồi sau sinh
Yến sào có chứa lượng protein dồi dào, hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ sau khi sinh con, giúp ngủ ngon hơn, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong yến sào thúc đẩy tái tạo tế bào, sản sinh collagen giúp làm lành vết thương nhanh hơn sau khi sinh.
Nâng cao hệ miễn dịch
Ở Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm trên các con chuột đã bị nhiễm phóng xạ, cho chúng ăn yến sào, Kết quả ở chuột cho thấy yến sào giúp thúc đẩy tạo ra các tế bào B ( là tế bào bạch cầu tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể) nhờ có chứa một loại protein nhất định, nó giúp nâng cao hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, yến sào cũng hỗ trợ ngừa virus cúm nhờ nó có chưa một số hợp chất có hoạt tính sinh học.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Yến sào được biết giúp cải thiện hệ tiêu hóa đặc biệt là người ốm muốn phục hồi sức khỏe, trẻ em và người tiêu hóa kém. Là một sản phẩm có nhiều dưỡng chất lại giúp dạ dày dễ tiêu hóa, vì vậy nó giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Sử dụng yến sào thường xuyên có tốt không?
Yến sào có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, nhưng như vậy không có nghĩa bạn có thể lạm dụng sử dụng quá nhiều.
Cơ thể có thể hấp thu một lượng chất nhất định, các dưỡng chất dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Cho nên, dù bạn khỏe mạnh hay đang ốm, mệt mỏi cũng không được ăn yến sào quá nhiều. Bạn cần xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân và cung cấp một lượng vừa đủ, tránh ăn 1 lần quá nhiều.
Ngoài việc bổ sung yến sàu bạn còn phải xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, thể dục thể thao thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh, để tinh thần luôn thoải mái.
Liều lượng ăn yến sào phù hợp với từng đối tượng
Mặc dù biết yến sào có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm ăn quá nhiều, Yến sào mang lại lợi ích tốt nhất khi ăn đúng cách và liều lượng phù hợp.
Liều lượng sử dụng yến sào còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe:
- Trẻ em từ 1 - 3 tuổi có thể dùng 1 - 2gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em từ 3 - 10 tuổi có thể dùng 2 - 3gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em 10 tuổi trở lên dùng 3gr/ngày và có thể dùng mỗi ngày
- Người lớn tuổi muốn bồi bổ sức khỏe có thể dùng 1,5 - 2gr/ngày, có thể dùng mỗi ngày
- Người đau ốm có thể dùng 5g/ngày
- Người có sức khỏe bình thường 5g/ngày, dùng 2 lần/tuần
Lưu ý:
- Cần mua yến sào ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng
- Cần ăn yến điều độ và đúng liều lượng
- Không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu
- Không lạm dụng ăn quá nhiều
- Hạn chế sử dụng đường khi nấu yến sào. Nếu có thể bạn nên ăn nguyên chất không cần thêm đường hoặc dùng táo khô để tạo vị ngọt.
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, bạn nên được bác sĩ tư vấn, để bổ sung yến sào đúng liều lượng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thời gian trong ngày ăn yến sào mang lại hiệu quả tốt nhất?
Ngoài việc bổ sung đúng cách và liều lượng phù hợp, thì thời điểm bổ sung yến sào cũng rất quan trọng:
Vào buổi sáng
Ăn yến sào vào buổi sáng sớm được xem là thời điểm bổ sung yến sào rất lý tưởng. Sau khi ngủ dậy, cơ thể cần được bổ sung năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc hoặc học tập hiệu quả. Và lúc này bụng bạn đói, dạ dày rỗng nếu ăn yến lúc này cơ thể sẽ hấp thu dễ dàng. Cách làm nay giúp bạn có thêm tràn đầy năng lượng.
Trước khi đi ngủ
Thời điểm này dạ dày đã tiêu thụ gần hết lượng thức ăn bạn nạp vào bữa tối, cho nên trước khi đi ngủ khoảng 30- 45 phút bạn nên ăn yến sào. Vì thời điểm này cũng giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Giữa 2 bữa chính
Thời điểm giữa 2 bữa chính bạn có thể ăn yến sào, tuy nhiên bạn cần ăn trước bữa ăn chính khoảng 30- 45 phút. Cũng như 2 cách trên thì lúc này dạ dày còn rỗng nên khi nạp yến sào vào, cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn.
Những người không nên ăn yến sào
Tuy rằng yến sào rất tốt và khá lành tính, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng, ngoài những đối tượng được khuyên không nên ăn yến dưới đây thì bạn cần nhớ rằng: Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì bạn cần bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng yến sào.
Những người sau không nên ăn yến:
- Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng
- Phụ nữ sau sinh
- Người bị cảm mạo, sốt cao
- Người vị các bệnh viêm nhiễm như: viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, viêm da, viêm cổ tử cung, viêm khớp...
Lời kết
Yến sào mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe, hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.