Hoa đậu biếc có chứa một loại sắc tố anthocyanins có thể chống oxy hóa nên hoa đậu biếc mới có được màu sắc nổi bật đến vậy. Loại sắc tố này cũng có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu giống vậy. Thành phần anthocyanins không chỉ giúp hoa đậu biếc có màu xanh tím độc lạ, mà nó còn có các dược tính nhất định.
Thành phần dinh dưỡng của hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số thành phần hóa học nổi bật trong hoa đậu biếc như:
- Hạt hoa đậu biếc: Có các axit amin như isoleucin, leucin, valin, adenin, chất nhựa đắng và các hoạt chất như acid aspartic, tyrosin, arginine, glycine...
- Hoa đậu biếc: Có nhiều chất nhựa este, glycosid và các chất chống oxy hóa flavonoid và chất cliotide
- Lá đậu biếc: Có chứa G-lactose và aparajita
Trong đó, hoạt chất anthocyanin và flavonoid trong hoa đậu biếc có tác dụng chống oxy hóa.
Công dụng của hoa đậu biếc
Dưới đây là một số thông tin về công dụng của hoa đậu biếc:
Có lợi cho bệnh tim mạch
Trong hoa đậu biếc còn có chứa những chất có lợi cho việc ổn định huyết áp và lượng cholesterol ở người bệnh, với nhiều chất chất oxy hóa, hóa đậu biếc giúp cải thiện tim mạch như giảm lượng cholesterol, giẩm việc tắng lipid máu. Nghiên cứu trên động vật được tiến hành, bằng cách cho những động vật dùng chiết xuất hoa đậu biếc, kết quả nó giúp giảm áp huyết nhờ làm thông mạch máu tăng dòng chảy lưu thông.
Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có tác dụng tuyệt vời đó là ngăn chặn sự hình thành các huyết khối ( yếu tố nguy hiểm có thể gây ra đột quỵ).
Một nghiên cứu vào năm 2010, cho thấy chiết xuất hoa đậu biếc còn giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh. Không những vậy, hoa đậu biếc còn giúp giảm cholesterol xấu và triglycerid đáng kể, nhờ vậy mà cũng giúp hạn chế các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch.
Chống oxy hóa
Nếu cơ thể tích tự các gốc tự do quá nhiều sẽ gây tình trạng stress hóa và cũng là yếu tố gây ra bệnh tật cho cơ thể. Hoa đậu biếc giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào.
Hoa đậu biếc có chứa nhiều thành phần sắc tố anthocyanins hay delphinidin hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim, bệnh đái tháo đường. Delphinidin còn là thành phần được chứng minh là nó có khả năng chống lại việc peroxy hóa lipid. Đây là quá trình mà tế bào bị phá hủy, làm tốc độ lão hóa của cơ thể tăng và góp phần hình thành malondialdehyde gây ung thư.
Những ai bị béo phì thừa cân, có thể bổ sung trà hoa đậu biếc sau bữa ăn có nhiều chất béo. Điều này cũng giúp giảm quá trình peroxy hóa lipid đã nói ở trên.
Kiểm soát đường huyết
Hoa đậu biếc còn có công dụng hữu ích là giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và hạn chế các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Nếu dùng đúng cách với liều lường phù hợp thì hoa đậu biếc có thể làm tăng tiết insulin, vậy nên nó cũng có lợi cho người tiểu đường giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu, phòng ngừa biến chứng. Còn với những ai không bị bệnh đái tháo đường, hoa đậu biếc cũng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo nghiên cứu được thử nghiệm ngẫu nhiên trên 15 nam giới khỏe mạnh, kết quả cho thấy thức uống có dùng chiết xuất hoa đậu biếc giúp giảm insulin và glucose huyết tương sau bữa ăn, bên cạnh đó nó cũng có lợi trong vấn đề chống oxy hóa ở những người tiêu thụ sucrose.
Còn một nghiên cứu khác ở động vật, các nhà khoa học cho chuột bị bệnh đái tháo đường dùng hoa đậu biếc, kết quả nó đã giúp giảm đường huyết đáng kể so với nhóm đối chứng.
Không những vậy, hoa đậu biếc có tính oxy hóa giúp ngăn chặn các gốc tự do, bảo vệ tế bào và hạn chế những biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Hỗ trợ giảm cân
Nghiên cứu dùng chiết xuất hoa đậu biếc trong ống nghiệm cho thấy, nó có thể giúp làm chậm việc hình thành mỡ, nhờ nó kiểm soát chu kỳ tế bào và điều hòa sự biểu hiện của gen tạo mỡ.
Đặc biệt, trong trà hoa đậu biếc còn chứa catechin EGCG - là một chất hỗ trợ tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ vậy mà hàm lượng calo được đốt cháy nhanh hơn.
Nếu bạn thường xuyên và duy trì việc uống trà hoa đậu biếc sau những bữa ăn chứa nhiều chất béo, trà hoa đậu biếc sẽ giúp hạn chế hình thành chất béo trung tính và tế bào mỡ. Lý giải cho tác dụng hữu ích này, các nhà khoa học cho rằng nhờ hoa đậu biếc chứa các chất chống oxy hóa giúp ức chế hoạt động của enzyme lipase tuyến tụy.
Chống nhiễm trùng, chống viêm
Hoa đậu biếc có tính chống viêm nhờ có chứa các chất chống oxy hóa cao, điều này không chỉ giúp giảm viêm mà còn giúp hạn chế, chống lại một số bệnh lý mãn tính.
Một số đối tượng được dùng chiết xuất hoa đậu biếc để giảm sưng tấy và giảm đau. Flavonoid ở hoa đậu biếc còn giúp chống viêm, nhiễm trùng và cải thiện hệ miễn dịch.
Theo nghiên cứu của Ấn Độ, cho rằng chiết xuất đậu biếc có khả năng chống vi khuẩn đáng kể chống lại tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus).
Giảm stress, mệt mỏi
Bạn có thể dùng 1 ly trà hoa đậu biếc giúp xoa dịu, thư giãn tinh thần sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Chất chống oxy hóa ở trong hoa đậu biếc còn có công dụng tích cực giúp cải thiện tâm trạng và xoa dịu các dây thần kinh, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Một nghiên cứu được đăng tải trên thư viện Y học Quốc gia hoa Kỳ, được thử nghiêm trên chuột, cho thấy trà hoa đậu biếc có lợi cho hệ thần kinh trung ương (CNS). Theo nghiên cứu này cũng chó rằng hoa đậu biếc cũng giúp giảm lo lắng, căng thẳng, chống trầm cảm.
Có lợi cho sức khỏe của mắt
Hoa đậu biếc có nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm chất anthocyanin là một loại flavonoid, một họ chất chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa này giúp tăng lưu lượng máu đến những mao mạch ở mắt. Nhờ vậy, nó cũng có lợi trong việc điều trị tăng nhãn áp, tổn thương võng mạc hay mờ mắt.
Và nhiều công dụng khác
Và một số công dụng như:
- Làm đẹp da
- Hỗ trợ tóc khỏe mạnh
- Kháng khuẩn và vi khuẩn như P. aeruginosa, E. coli
- Nâng cao hệ miễn dịch...
Hoa đậu biếc người huyết áp thấp có nên dùng không?
Hoa đậu biếc có chứa một số thành phần, mà khi sử dụng có thể làm giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, vậy nên khi dùng hoa đậu biếc có thể làm bạn buồn nôn, say xẩm mặt mày. Vì vậy, hoa đậu biếc có khả năng hạ huyết áp cho những người bị huyết áp cao, còn không nên dùng cho những ai bị huyết áp thấp và lượng đường trong máu thấp.
Không những vậy, hoa đậu biếc là loại thảo mộc có tính hàn nên có thể gây lạnh bụng khi sử dụng, do đó, những người huyết áp thấp dùng hoa đậu biếc có thể gây ra tình trạng choáng váng, buồn nôn hay chóng mặt.
Ngược lại, hoa đậu biếc lại có lợi cho những người có vấn đề về tim mạch, nó có thể giúp bảo vệ thành mạch, chống xơ cứng thành mạnh, tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất bạn nên kèm theo chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức khỏe tim mạch.
Còn những người bị cao huyết áp có thể dùng hoa đậu biếc với liều lượng vừa phải như một thực phẩm hỗ trợ hạ huyết áp tự nhiên.
Đối tượng không nên dùng hoa đậu biếc
Dưới đây là một số trường hợp không nên dùng hoa đậu biếc:
- Người chuẩn bị phẫu thuật, đang điều trị bệnh
- Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú
- Người lớn tuổi, trẻ em
- Người dùng thuốc chống đông máu
- Người huyết áp thấp
- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Liều lượng và lưu ý khi dùng hoa đậu biếc
Khi pha trà hoa đậu biếc bạn không nên dùng nước sôi để pha.
Vì nhiệt độ cao của nước sôi có thể làm hao hụt, phân hủy một số dưỡng chất vốn có của hoa đậu biếc, ngoài ra, nó cũng làm giảm hương vị của trà. Đồng thời, việc uống trà khi còn nóng cũng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và thực quản.
Do đó, bạn không nên dùng nước sôi để pha trà hoa đậu biếc, bạn nên chờ cho nước khoảng 75 - 90 độ C rồi hãy pha nhé.
Mỗi khi pha trà hoa đậu biếc, bạn chỉ nên uống khoảng 2- 3 lần/ tuần, mỗi lần pha trà hoa đậu biếc chỉ dùng khoảng 5 - 10 hoa đậu biếc khô, tương ứng với 1- 2 cốc. Tránh lạm dụng quá nhiều hoa đậu biếc, nếu không sẽ mang đến một số tác dụng phụ như khó tiêu, bồn chồn, ....
Hoa đậu biếc chỉ là thực phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe, không phải thuốc chữa bệnh,