Yến tươi là loại yến được làm sạch sau khi thu hoạch, là một thực phẩm bổ dưỡng và mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Yến tươi là gì?
Yến tươi là yến sào được xử lý, làm sạch tạp chất, bụi bẩn, rút sạch lông và chưa được sấy khô. Để làm được yến tươi cần tiến hành các bước như: Cho tổ yến thô sau khi được thu hoạch thì ngâm với nước sạch, chờ cho yến nở thì tiếp tục mang đi làm sạch các chất bẩn dính trong tổ.
Vì vậy, yến tươi là thành phẩm cuối cùng của quá trình sơ chế, cho nên bạn có thể dùng yến tươi để chế biến ngay là có thể ăn được, yến tươi có thể dùng để chưng, nấu chè, nấu cháo...
Công dụng của yến tươi
Thành phần những chất dinh dưỡng của tổ yến rất cao, có các chất vi lượng và đa lượng, trong tổ yến có 31 nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi,... một số loại đường tốt cho cơ thể và 18 loại axit amin, các vi chất như Brom, Magan...Tổ yến thô cũng không ngoại lệ, không những vậy tổ yến thô được rất nhiều người ưa chuộng vì độ nguyên chất cao mà lại có giá thành phải chăng so với yến sào đã được sơ chế.
Tổ yến thô có hàm lượng dưỡng chất cao nổi bật như các vi khoáng chất, protein, các axit amin. Cụ thể:
- Chứa 20-30% carbohydrates, trong đó có Galactose: 16.9%, fucose 0.7%: Có công dụng phát triển tế bào liên lạc và não bộ
- 0% chất béo
- 50- 60 % protein: Protein là chất rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng, tạo năng lượng cho cơ thể, tái tạo và phát triển các mô, nâng cao đề kháng...
- 18 loại axit amin: Có lợi cho hệ thần kinh, thận và gan, giúp nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng như vitamin và canxi, các axit amin thiết yếu cho cơ thể bao gồm: Phenylalanine, Glycine, Cysteine, Alanine, Methionine, Sialic, Arginine, Methionine, Leucine, Acid Glutamic, Histidine, Tyrosine, Valine, Isoleucine, Proline, Aspartic, Serine, Threonine.
- Carbohydrate và khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất
- Chứa các nguyên tố quý hiếm như Selenium, Cromium...
- 31 vi khoáng chất như mangan, canxi, kẽm, đồng, sắt, selen... là những chất giúp kích thích tiêu hóa, có tác dụng tích cực với trí nhờ và thần kinh.
Yến sào nếu dùng đúng cách và đúng liều lượng sẽ mang đến rất nhiều lợi ich cho sức khỏe lẫn sắc đẹp. Nó còn là thực phẩm dùng để bồi bổ người mới ốm dậy hiệu quả.
Yến sào là thực phẩm cao cấp, có nhiều dưỡng chất và mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể:
- Hỗ trợ ngủ ngon hơn, ăn ngon hơn
- Làm đẹp da nhờ yến sào có chứa Threonine là chất có công dụng thúc đẩy sản sinh elastin và collagen - là chất cần thiết để có một làn da trẻ đẹp, chống lão hóa, hỗ trợ giảm cân
- Cải thiện sức khỏe sinh lý
- Cung cấp dưỡng chất, bồi bổ sức khỏe cho người bị ốm
- Cải thiện tiêu hóa
- Tăng cường hệ hô hấp, giảm ho, bổ phế
- Bổ máu, ngừa thiếu máu, cung cấp lượng sắt và protein dồi dào
- Hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ
- Thải độc gan, thanh lọc máu...
Yến tươi có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Ưu điểm:
- Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng
- Nhiều nhà sản xuất chưng sẵn và đóng hũ theo từng bữa nhỏ, giúp người dùng tiện lợi hơn
- Đã được sơ chế sạch sẽ, nên bạn mua về là có thể chế biến ngay, giúp tiết kiệm thời gian
- Có thể dùng làm quà biếu tặng
Nhược điểm:
- Thời gian sử dụng ngắn hơn so với yến tinh chế hay yến thô
- Yến tươi cần bảo quản ở nhiệt độ 2- 5 độ C, hoặc bảo quản trong tủ đông, tuy nhiên bạn nên dùng yến tươi dưới 3 tháng
- Độ nở của sợi yến không bằng yến thô hay yến tinh chế
- Dễ mua hàng kém chất lượng nếu không chọn các nhà sản xuất uy tín.
Yến tươi bảo quản được bao lâu?
Khi nói đến yến sào, thì chúng ta thường nghĩ tới yến tinh chế - loại yến thô đã được sơ chế, làm sạch, định hình tổ và được sấy khô và yến thô - loại yến thô sau khi thu hoạch vẫn để nguyên hiện trạng.
Đối với yến tươi là loại yến đã được xử lý, làm sạch bụi bẩn, tạp chất, rút sạch lông và chưa được sấy khô. Để làm yến tươi cần những người thợ có tay nghề cao, khi sơ chế yến cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và tỉ mỉ.
Tổ yến thô khi được thu hoạch thì mang đi ngâm với nước sạch khoảng 1 tiếng ( nếu yến thô dày và cứng thì bạn có thể ngâm lâu hơn), chờ cho yến nở, các tạp chất bụi bẩn sẽ rơi ra, sau đó dùng nhíp chuyên dụng hay dùng tay nhẹ nhàng bóp nhẹ và lấy sạch các tạp chất và lông yến ra khỏi tổ. Sau đó, nhặt lại các lông con thêm một lần nữa.
Yến tươi có độ đàn hồi tốt, sợi yến trong, khi ngâm với nước thì sợi yến không bị nhão, sợi yến còn nguyên, dai và có mùi tanh đặc trưng. Tổ yến nguyên chất có độ nở khoảng 4-5 lần so với kích thước ban đầu.
Yến tươi sau khi được sơ chế bạn để ráo nước sau đó cho yến vào túi zip hoặc hộp thủy tinh có nắp đậy kín, sau đó cho vào tủ lạnh để bảo quản. Với cách bảo quản này bạn có thể bảo quản khoảng 7 ngày, còn nếu bạn bảo quan trong ngăn đông thì có thể bảo quản từ 3- 5 tháng. Khi sử dụng bạn chỉ cần cho lại vào ngăn mát tủ lạnh rã đông.
Tuy nhiên, yến tươi được khuyên là nên dùng trong 3 tháng để đảm bảo chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của yến.
Yến tươi chưng gừng
Nguyên liệu:
- 5g yến tươi
- 2 lát gừng tươi
- 1 ít đường phèn
Cách làm yến chưng gừng:
- Cho yến vào thố chưng, đổ nước vào ngập yến, chưng cách thủy khoảng 15 phút
- Sau đó cho gừng tươi và đường phèn vào và chưng thêm 10 phút
- Cho yến ra và thưởng thức.
Liều lượng sử dụng yến sào
Mặc dù biết yến sào có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm ăn quá nhiều, Yến sào mang lại lợi ích tốt nhất khi ăn đúng cách và liều lượng phù hợp.
Liều lượng sử dụng yến sào còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe:
- Trẻ em từ 1 - 3 tuổi có thể dùng 1 - 2gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em từ 3 - 10 tuổi có thể dùng 2 - 3gr/ngày, 2 - 3 lần/ tuần
- Trẻ em 10 tuổi trở lên dùng 3gr/ngày và có thể dùng mỗi ngày
- Người lớn tuổi muốn bồi bổ sức khỏe có thể dùng 1,5 - 2gr/ngày, có thể dùng mỗi ngày
- Người đau ốm có thể dùng 5g/ngày
- Người có sức khỏe bình thường 5g/ngày, dùng 2 lần/tuần
Lưu ý:
- Cần mua yến sào ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng
- Cần ăn yến điều độ và đúng liều lượng
- Không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu
- Không lạm dụng ăn quá nhiều
- Hạn chế sử dụng đường khi nấu yến sào. Nếu có thể bạn nên ăn nguyên chất không cần thêm đường hoặc dùng táo khô, long nhãn để tạo vị ngọt.
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, bạn nên được bác sĩ tư vấn, để bổ sung yến sào đúng liều lượng và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thời điểm ăn yến sào tốt nhất
Theo chuyên gia dinh dưỡng gợi ý, khi bụng đang đói là thời điểm tốt nhất để ăn yến sào. Có thể bổ sung yến sào vào buổi sáng khi vừa thức giấc ( ăn bữa ăn sáng khoảng 60 phút) hoặc vào buổi tối trước lúc đi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn vào bữa ăn khác nhưng phải ăn yến sào trước khi dùng bữa chính. Như vậy nó sẽ giúp bạn hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn và hệ tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng.
Còn trước 60 phút trước lúc đi ngủ, nồng độ của hormone tăng lên, hỗ trợ dưỡng chất được hấp thu hiệu quả.
Cách bảo quản yến sào
Bảo quản yến sào bạn có thể lưu ý:
- Yến sào chỉ cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hay nơi nhiệt độ cao, tránh nơi ẩm ướt khoảng 2- 3 năm
- Yến sào tươi bảo quản trong túi zip hay hộp thủy tinh có nắp đậy kín, cho vào tủ lạnh, có thể dùng được trong vòng vài tháng
- Yến sào sau khi chế biến chỉ dùng dưới 7 ngày ( đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh), nếu để yến quá 7 ngày có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng...
Ngoài ra đối với phần yến chưa dùng tới bạn có thể:
- Yến đã ngâm nước nhưng làm sơ chế sạch lông: Bạn có thể đổ phần yến lọc qua rây sạch, để yến sao nước thì cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể bảo quản yến khoảng 1 tuần
- Yến đã ngâm nhưng chưa chưng hết: Vẫn lọc yến qua rây sau đó để ráo, cho yến vào túi zip hoặc vào hũ thủy tinh đậy nắp kín và cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C, bạn có thể bảo quản yến khoảng 7 ngày
- Yến đã chưng chín: Cho yến vào hũ thủy tinh và đậy kín nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần trong 7 ngày.
- Cách bảo quản yến tươi: Cho yến tươi vào túi zip hoặc hũ thủy tinh có nắp đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản nhiệt độ khoảng 4 độ C, có thể bảo quản trong 7 ngày.
Lời kết
Yến tươi có chứa axit amin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Việc tiêu thụ yến đúng liều lượng và đúng cách có thể giúp cải thiện sức khỏe và mang đến nhiều lợi ích tích cực.