1. Nắm bắt đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển nhân cách của con người sẽ thay đổi dựa trên những điều được học, những kinh nghiệm được tích lũy, cũng như những yêu cầu từ môi trường xã hội.
Do đó, khi tìm kiếm những phương pháp giáo dục cụ thể cho học sinh tiểu học, thầy cô cũng như cha mẹ cần lựa chọn những cách giảng dạy phù hợp nhất với đặc điểm tâm lý, hành vi của bé.
Theo Child Development Tracker, các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 6 tuổi rất linh hoạt trong giai đoạn này. Vốn từ vựng của chúng nhanh chóng tăng lên không ngừng, và ngôn ngữ của họ vượt ra ngoài giao tiếp để cung cấp nền tảng cho việc học, bao gồm cả việc phát triển các kỹ năng đọc độc lập. Nói chung, cách phát âm của các từ rõ ràng và trẻ đã biết sử dụng các dạng ngữ pháp phức tạp khi nói một cách chính xác.
1.1 Hoạt động chủ đạo
Chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Ở giai đoạn này trẻ cần đối mặt với việc học tập các môn học cơ bản và tham gia vào các cuộc thi tại trường.
Chính vì vậy, nếu trong độ tuổi mầm non, cha mẹ nên tập trung vào việc dạy bé các nghe, nói tiếng Anh một cách tự nhiên. Thì ở giai đoạn này, trẻ không những cần củng cố các kiến thức đã được học mà còn được học tiếng Anh một cách hệ thống hơn để đáp ứng được yêu cầu mà các bài thi tiếng Anh đưa ra.
1.2 Tri giác
Ở độ tuổi tiểu học, tri giác của các bé còn mang tính đại thể và thường không ổn định.
Vào những năm đầu tiểu học, tri giác của trẻ gắn với những hành động mang tính trực quan. Đến tầm lớp 4, tri giác của bé mang tính xúc cảm nhiều hơn. Lúc này, trẻ rất thích quan sát các sự vật và các hiện tượng hấp dẫn, có màu sắc rực rỡ.
Do đó, để bé học tiếng Anh tốt hơn, cha mẹ nên kết hợp các kiến thức cần học với những hành động trực quan và liên quan đến các xúc cảm đặc biệt. Chẳng hạn cho bé tham gia vào những trò chơi đóng vai theo chủ đề với những câu thoại tiếng Anh.
1.3 Tưởng tượng
Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đã có sự phát triển hoàn thiện hơn so với những thời điểm trước đó. Chính vì vậy, khả năng tưởng tượng của các bé đã có những tiến bộ vượt bậc, trở nên phong phú hơn.
Đầu tuổi tiểu học: Trí tưởng tượng của bé còn đơn giản, và rất dễ thay đổi vì chưa có sự ổn định.
Cuối tuổi tiểu học: Trẻ đã có thể tái tạo ra những hình ảnh mới thông qua những hình ảnh cũ. Đặc biệt hơn, trí tưởng tượng của các bé độ tuổi này dễ bị tri phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, tình cảm. Những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của em.
Các nhà giáo dục khuyến nghị phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các bé bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc. Cùng với đó, hãy đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, từ đó thu hút các em vào những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
1.4 Chú ý
Đầu tuổi tiểu học: Vào giai đoạn này, trẻ dễ bị mất tập trung trong quá trình học tập. Hầu hết các bé độ tuổi đầu tiểu học chỉ chú tâm khi được tham gia các giờ học có đồ dùng trực quan, hấp dẫn, sinh động và các bộ tranh ảnh minh họa nhiều màu sắc,…
Với những bé độ tuổi đầu tiểu học, phương pháp giảng dạy tiếng Anh tốt nhất cho bé là sử dụng các hình ảnh minh họa trực quan, hoặc cho trẻ tham gia vào những trò chơi tiếng Anh hấp dẫn.
Cuối tuổi tiểu học: Trẻ đã có khả năng chú ý một cách có chủ định, trẻ biết cách nỗ lực để học một kiến thức được yêu cầu.
Cùng với đó, sự chú ý của trẻ cũng đã xuất hiện giới hạn về thời gian. Trẻ biết cách tính toán và định lượng khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó. Từ đó cố gắng thực hiện và hoàn thành công việc trong thời gian đã được quy định.
2. Giai đoạn quan trọng
2.1. Giai đoạn 1:
Giai đoạn này các con mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh, một ngôn ngữ xa lạ khác với ngôn ngữ mẹ đẻ thường dùng hàng ngày. Do đó, ban đầu các con có thể sẽ có những phản ứng như không thích học. Giai đoạn này cha mẹ cần phải thật kiên trì hướng dẫn con.
Vì ở giai đoạn mới nên việc chọn tài liệu học cho con là rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc con có thích hay không thích học tiếng Anh. Bố mẹ hãy tìm cho con những cuốn sách tiếng Anh nhiều hình ảnh, vui nhộn, đơn giản, những bài nghe tiếng Anh ngắn, chủ yếu là học các từ đơn lẻ và các câu đơn để con làm quen với nhịp điệu và ngôn ngữ mới. Hãy bắt đầu luyện cho con từ cấp độ từ và câu ngắn.
Ví dụ: Bố mẹ hãy mở một bài nghe tiếng Anh với chủ đề cho trẻ em, chọn lọc một số câu quan trọng, viết từng câu lên bảng. Chẳng hạn viết câu “This is a book.” sau đó hướng dẫn con thay thế từ “book” bằng những từ khác như “This is a pen“. Việc này giúp con mở rộng vốn từ, tạo thành phản xạ ngôn ngữ của con. Khi con nghe lại bài nghe đó,trong đầu con đã có kiến thức nền cơ bản thì tự nhiên con sẽ bắt kịp hết được bài nghe. Bố mẹ cũng chú ý sử dụng những từ ngữ liên quan đến những đồ vật hay chủ đề mà con thích để tạo hứng thú cho con khi học.
2.2. Giai đoạn 2:
Luyện nghe, nói tiếng Anh với trẻ bằng những câu nói trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày để tạo sự gần gũi. Nghĩa là bố mẹ cần tạo ra tình huống để cho trẻ học tiếng Anh. Chẳng hạn khi gặp con bạn có thể tạo một cuộc hội thoại đơn giản với con như sau:
- Bố: Hi baby. How was your school day?
- Con: Hi dad. It’s great! How about you?
- Bố: I had a busy day.
Bạn lưu ý là tùy thuộc vào trình độ của con để đặt những câu phù hợp. Chỉ nói những câu đơn, ngắn gọn, dễ hiểu. Không nên đưa ra những câu dài, phức tạp, nặng về vấn đề ngữ pháp và từ vựng vì con chưa học những thứ đó. Việc này sẽ rất nguy hiểm, có thể gây sự ức chế và chán tiếp thu một ngôn ngữ mới của con.
2.3. Giai đoạn 3:
Bố mẹ tìm những bài luyện nghe tiếng Anh ngắn, mở cho con nghe và đưa ra những câu hỏi để kiểm tra xem có có hiểu được nội dung của bài nghe đó không đồng thời cho con luyện nói lại những gì đã nghe được.
Hoặc đưa cho con những đoạn văn ngắn, yêu cầu con đọc và dịch sang tiếng Việt để kiểm tra sự hiểu bài của con.
3. Tổng kết
Học tiếng Anh là một phần quan trọng của giáo dục ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các trường tiểu học. Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ em bắt đầu học tiếng Anh. Sau đây là một số giai đoạn quan trọng khi học tiếng Anh ở học sinh tiểu học:
- Bắt đầu từ những từ cơ bản: Trẻ em cần bắt đầu từ những từ cơ bản như màu sắc, động vật, đồ vật trong gia đình, thức ăn, …
- Tập trung vào phát âm: Phát âm là một phần rất quan trọng khi học tiếng Anh. Trẻ em cần được hướng dẫn phát âm chuẩn để có thể phát triển nền tảng cho kỹ năng tiếng Anh của mình.
- Học cách sử dụng từ trong câu: Trẻ em cần được học cách sử dụng từ trong câu và cấu trúc câu cơ bản để có thể xây dựng được các câu đơn giản.
- Tìm hiểu về văn hóa và lối sống của các quốc gia sử dụng tiếng Anh: Trẻ em cần được tìm hiểu về các quốc gia và văn hóa sử dụng tiếng Anh để có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của họ.
- Thực hành và sử dụng tiếng Anh thường xuyên: Phải luyện tập thường xuyên để cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình.
Đó là một số giai đoạn quan trọng khi học tiếng Anh ở trẻ em tiểu học. Với sự hỗ trợ và giúp đỡ đúng cách, trẻ em sẽ phát triển thành những người thành công với ngoại ngữ của mình.