1. Google Meet là gì?
Trong thời gian gần đây, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và có nhiều diễn biến bất thường, nhiều công ty, doanh nghiệp lớn phải làm việc từ xa, những ứng dụng hỗ trợ làm việc, học tập trực tuyến như Zoom, Slack, My Xteam…. ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc với người dùng và tất nhiên không thể không kể đến Google Meet.
Google Meet là một dịch vụ liên lạc qua video do Google phát triển. Đây là một trong hai ứng dụng thay thế cho Google Hangouts bên cạnh Google Chat do từ tháng 10 năm 2019, Google đã lên kế hoạch ngừng hoạt động ứng dụng Google Hangouts.
Google Meet cho phép người dùng học/ họp trực tuyến qua mạng trên nền tảng web được tích hợp trong G-suite của Google. Đây là một trong những ứng dụng hoàn toàn miễn phí của Google nhằm hỗ trợ các buổi học/ họp trực tuyến qua mạng với số lượng người tham gia lớn, có thể lên tới tối đa 100 người.
2. Lịch sử ra đời của Google Meet
Ứng dụng Google Meet được Google chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2017. Nếu hiểu Google Meet là gì thì sẽ thấy ứng dụng này khá giống với dịch vụ Hangouts nhưng được cam kết có khả năng xử lý hình ảnh chất lượng và âm thanh ổn định hơn. Ngoài phiên bản chạy trên website tại địa chỉ https://meet.google.com/, Google Meet cũng được phát hành dưới dạng ứng dụng có trên iOS và Android với các tính năng dành cho người dùng G Suite, bao gồm:
- Ứng dụng cho phép tối đa 100 thành viên tham gia mỗi cuộc gọi đối với người dùng G Suite Basic, tối đa 150 đối với người dùng G Suite Business và tối đa 250 đối với người dùng G Suite Enterprise.
- Người dùng có khả năng tham gia các cuộc họp/ học trực tuyến trên nền tảng website hoặc thông qua ứng dụng Android hoặc iOS.
- Nội dung cộc họp/ học trực tuyến được bảo mật bằng mật khẩu dành cho người dùng phiên bản G Suite Enterprise.
- Tích hợp với Google Calendar (Lịch Google) để lên lịch cho các cuộc họp trực tuyến chỉ bằng một lần click chuột.
- Chia sẻ màn hình để trình bày tài liệu, bảng tính hoặc thuyết trình.
- Cuộc gọi được mã hóa giữa tất cả người dùng.
- Phụ đề chi tiết dựa trên nhận dạng giọng nói.
- Với những người dùng miễn phí sẽ có một số hạn chế khi sử dụng ứng dụng Google Meet như:
- Các cuộc họp trực tuyến kể từ sau tháng 9 năm 2020 sẽ bị giới hạn trong 60 phút.
- Tất cả những người tham gia phải có tài khoản Google.
Với ứng dụng Google Meet, một số tính năng tiêu chuẩn của Hangouts sẽ không còn, bao gồm việc xem số lượng người tham dự và trò chuyện cùng lúc. Số lượng nguồn cấp dữ liệu video cho người dùng cũng giảm dần, Google Meet sẽ ưu tiên những người tham gia gần nhất đã sử dụng micro của họ. Ngoài ra, các tính năng như hộp trò chuyện cũng được thay đổi để phù hợp với nguồn cấp dữ liệu video thay vì thay đổi kích thước của box trò chuyện.
3. Một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ Google Meet
- Tất cả người sử dụng Google Meet cần phải có tài khoản Google để đăng nhập.
- Người dùng có quyền thiết lập và chủ trì một cuộc họp trực tuyến hoặc một buổi học trực tuyến.
- Số người tham gia học trực tuyến/ họp trực tuyến có thể lên tới tối đa 100 người.
- Nếu bạn sử dụng thiết bị máy tính đăng nhập sử dụng Google Meet, hãy sử dụng trình duyệt Google Chrome bởi đây là trình duyệt Google Meet hoạt động tốt nhất.
- Google Meet hỗ trợ các truy cập trên các thiết bị smart phone, cả trên nền tảng iOS hay Android vì thế cách tham gia Google Meet trên điện thoại cũng rất đơn giản.
- Google Meet rất dễ sử dụng và đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí.
- Ứng dụng này được tích hợp với các công cụ khác trên G-suite như: Lịch, Classroom.
- Google Meet không giới hạn thời gian họp trực tuyến/ học trực tuyến.
4. Một số lưu ý khi họp trực tuyến trên ứng dụng Google Meet
Google Meet là ứng dụng họp trực tuyến cho phép rất nhiều người cùng tham dự. Trong trường hợp có 2 thành viên trong cùng một phòng họp cùng kết nối vào một buổi họp trực tuyến sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng vọng âm, do đó nếu có nhiều hơn 2 người cùng tham gia vào một buổi họp trực tuyến trên Google Meet, bạn nên sử dụng chung một thiết bị máy tính để kết nối tham gia vào buổi họp trực tuyến đó.
Trong quá trình diễn ra buổi họp trực tuyến, các thành viên khác trong nhóm nên tắt micro của mình khi có người phát biểu để tránh gây tiếng ồn và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp.
Vì là buổi họp trực tuyến nên tín hiệu băng thông đường truyền kết nối mạng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc họp, do đó khi tổ chức buổi họp trực tuyến bạn nên chọn nơi có kết nối mạng mạnh nhất đồng thời giảm thiểu các hoạt động kết nối mạng internet khác nhằm đảm bảo chất lượng cuộc họp.