Một nhân viên giỏi, xuất sắc luông là một mục tiêu mà hầu hết chúng ta, những người đi làm ở công ty, cơ quan... đều mong muốn đạt được.
Nhân viên giỏi là gì?
Nhân viên giỏi là một khái niệm không chỉ nói về một người nhân viên có kiến thức, có chuyên môn giỏi, mà còn phải có nhiều kỹ năng đi kèm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý thời gian.... Người nhân viên cần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức hay doanh nghiệp.
Khi trên con người bạn hội tụ đầy đủ nhiều kỹ năng, có kiến thức sâu rộng và làm việc với thái độ tích cực, hiệu quả thì bạn có thể được xem là một người nhân viên giỏi.
Cách nào để trở thành nhân viên giỏi
Làm một nhân viên giỏi không quá khó khăn hay không thể nào với tới, quan trọng là bạn đủ quyết tâm và kiên trì hướng tới mục tiêu mà mình đặt ra. Một số bí quyết đề trở thành nhân viên giỏi bạn có thể tham khảo như:
Rèn luyện chuyên môn
Đây chính là điều đầu tiên bạn cần phải thật sự chuyên tâm, bạn cần phát triển kỹ năng chuyên môn mà mình theo đổi. Kiến thức là phải cập nhật liên tục, sau đó thực hành nhuần nhuyễn. Bạn cần không ngừng nâng cao kiến thức về lĩnh vực công việc mà bạn theo đuổi, bạn có thể học qua sách, các khóa học, hội thảo,...
Càng có chuyên môn cao thì bạn hoàn thành công việc càng tốt, bạn càng tự tin và có kỹ năng, đều này cũng là tiền đề để bạn nâng cao và sáng tạo trong công việc, từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho tổ chức hay công ty.
Ví dụ:
- Nếu bạn muốn làm một người nhân viên content giỏi thì bạn cần phải học viết mỗi ngày, viết liên tục và học hỏi bằng cách đọc sách, tài liệu, gom góp kiến thức và các văn phong, cách viết của nhiều người, từ đó bạn tự tạo ra cho mình một lối hành văn thu hút cho riêng mình.
- Nếu bạn muốn làm một nhân viên sale giỏi, thì bạn cần thường xuyên tìm kiếm khách hàng bằng cách đăng các thông tin, sản phẩm lên các trang mạng xã hội, rao vặt, học cách giao tiếp và đàm phán để chốt deal, quan trọng là luôn luôn hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, tận tâm.
Nói chung, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là phải có chuyên môn giỏi, càng giỏi và càng hiểu sâu càng tốt.
Kỹ năng giao tiếp đỉnh cao
Kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng quan trọng, không chỉ quan trọng trong công việc mà nó còn cần thiết trong cuộc sống. Giao tiếp giúp con người hiểu nhau hơn, thấu hiểu cũng như đồng cảm với nhau, qua đó xây dựng các mối quan hệ hữu ích và tốt đẹp.
Một người nhân viên giỏi thì cũng không thể thiếu kỹ năng giao tiếp này được. Trong các cuộc trò chuyện, bạn cần phải nói rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, truyền đạt thông tin đến người nghe một cách dễ hiểu, có trí tuệ và cũng cần sự đồng cảm cũng như sự chân thành, chân thật.
Bên cạnh nói thì bạn còn phải lắng nghe, nghe những góp ý của khách hàng hay đồng nghiệp, từ đó đúc rút những kinh nghiệm giao tiếp hiệu quả hơn, tốt hơn. Đặc biệt, khi vừa giao tiếp vừa lắng nghe hiệu quả, bạn sẽ xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng và đồng nghiệp, điều này rất cần thiết trong công việc.
Bạn có thể tham khảo cách nói chuyện hay- thu hút qua link sau:
Làm việc nhóm hiệu quả
Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau.
Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng vô cùng quan trọng, nhưng, đại đa số chúng ta làm việc nhóm rất kém hiệu quả. Vì vậy cần phải bỏ bớt cái tôi của mình, lắng nghe người khác, và dung hòa những yếu tố khác biệt lại với nhau.
Khi làm việc, ngoài việc làm việc độc lập theo từng job mà mình đảm nhận ra, thì bạn cũng cần có kỹ năng làm việc nhóm. Có những dự án, những công việc mà cần có một đội ngũ team hợp lại để hoàn thành, lúc này bạn cần hợp tác tốt với những người đồng nghiệp của mình, hỗ trợ nhau khi đồng nghiệp của bạn cần giúp đỡ.
Khi làm việc nhóm, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, nhiều ý kiến khác nhau, quan trọng là cần lắng nghe và xem xét tính khả thi, bạn hãy nhiệt tâm và nhiệt tình trong mọi công việc. Mục tiêu hướng tới lợi ích chung.
Hoàn thành mục tiêu vượt mong đợi
Một nhân viên giỏi thì có nghĩa mỗi nhiệm vụ, dự án bạn nhân đều phải hoàn thành xong và mang lại kết quả vượt trội. Bạn phải làm việc tận tâm, chu đáo, đến mức chỉ cần sếp bạn giao việc là hoàn toàn có thể yên tâm, bạn phải làm sao học hỏi và phát triển đến mức khi chỉ cần bạn đảm nhận công việc gì thì nó đều hoàn thành đúng tiến độ và hoàn thành xuất sắc.
Bạn hoàn thành nhiệm vụ, bạn đã đạt yêu cầu. Nhưng nếu để trở nên kiệt xuất, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ vượt mong đợi: Nhanh hơn, hiệu quả hơn, chất lượng hơn, tối ưu hơn,... và rảnh hơn.
Cập nhật kiến thức liên tục, không ngừng cải thiện
Kiến thức là vô biên, bạn muốn giỏi lĩnh vực nào thì bạn cần học hỏi liên tục, không ngừng cải thiện, nâng cao hiểu biết của bản thân. Bạn có thể học tập qua sách, tài liệu, video, hay từ sếp của mình. Rèn luyện và học tập ngày ngày, tháng tháng, năm năm, học càng nhiều thì bạn phải mang vào vận dụng thực tế hay học phải đi với hành. Nếu chỉ học mà không áp dụng vào thực tế được thì nó chỉ là lý thuyết vô dụng.
Do đó, việc học tập là một chặng đường đòi hỏi kiên trì, siêng năng, và tính kỷ luật cao. Nếu bạn muốn giỏi một lĩnh vực nào đó hãy tập trung vào nó ít nhất trong 10 000 giờ, hay ít nhất là 3- 4 năm. Hãy biến mình thành bậc thầy trong lĩnh vực đó.
Quản lý thời gian hiệu quả
Một vấn đề quan trọng không kém đó chính là quản lý thời gian. Thời gian mỗi ngày 24h là không đổi, nhưng khi bạn biết cách sắp xếp, có kế hoạch cụ thể, càng chi tiết, càng rõ ràng thì bạn càng dễ hoàn thành được mục tiêu của mình.
Khi tiếp nhận công việc, bạn nên lập kế hoạch và sắp xếp công việc sao cho phù hợp, đảm bảo lịch trình này bạn phải hoàn thành. Bạn cũng cần note thời gian, công việc để tránh quên mất hay có thể trùng sự kiện hay cuộc gặp với khách hàng hay đối tác. Từ đó bạn cũng có thể biết công việc nào nên ưu tiên, những công việc quan trọng và cần thời gian hoàn thành sớm.
Quản lý thời gian tốt giúp bạn tránh bị áp lực, làm việc thoải mái và hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Trung thực, có tính cầu tiến
Không có một ông chủ nào trên đời nào muốn nhân viên của mình là người không trung thực cả. Vì vậy, trung thực là yếu tố đầu tiên và tiên quyết giúp bạn trở thành một nhân viên kiệt xuất.
Là một con người yếu tố quan trọng là phải trung thực, là một người nhân viên bạn cũng cần có đức tính này, trung thực trong công việc, trung thực trong các mối quan hệ.
Bên cạnh đó, cần biết nhận sai và sửa lỗi, bạn nên tuân thủ những quy tắc đạo đức trong nghề nghiệp, lấy nó làm kim chỉ nam trong công việc, khi làm việc thì phải luôn chân thành và trung thực. Ngoài ra, cần có chí tiến thủ, cầu tiến, dám công pha vào những thử thách mới, không ngại khó khăn hay mệt mỏi. Những người như vậy luôn được đánh giá cao và luôn nằm trong những người nhân viên chủ chốt của công ty, tổ chức.
Có tính sáng tạo, kiên nhẫn
Làm việc thôi là không đủ, dù có hoàn thành việc đúng tiến độ thì vẫn chưa đủ, bạn cần phải tìm cách sáng tạo và cải thiện công việc một cách tối ưu, làm nhanh hơn mà hiệu quả tốt hơn. Tất nhiên, muốn làm việc sáng tạo thì đầu tiên bạn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, sau đó mới có thể sáng tạo được.
Đồng thời, tính kiên nhẫn và kiên trì cũng là một kỹ năng bạn cần có. Đôi khi công việc không được như ý hay có thể có sai sót, điều đó không sao cả, bạn cứ học hỏi và làm thật nhiều, cứ kiên trì và bền bỉ, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ sớm đạt được mục tiêu của mình.
Chia sẽ kinh nghiệm
Chia sẽ kinh nghiệm của mình cho những người khác, có rất nhiều lợi ích, nhưng một số nhân viên lại không muốn chia sẽ, vì vậy cảng trợ sự phát triển của chính họ. Những lợi ích của việc chia sẽ kinh nghiệm có thể kể ra như sau:
- Giúp bạn trở nên giỏi hơn, vì nó là cách để bạn ôn lại kiến thức một lần nữa.
- Giúp bạn mở rộng tư duy, trở thành người hoàn thiện hơn
- Giúp bạn tiến gần hơn với vị trí người dẫn đầu.
- Giúp lãnh đạo đánh giá bạn cao hơn, và bạn dễ trở thành những thế hệ chuyển giao tiếp theo.
- Giúp bạn được sự nể trọng của mọi người
Và cả cả tỷ lợi ích của việc chia sẽ, vì vậy hãy cố gắng chia sẽ càng nhiều càng tốt nhé. Đó là con đường thành công tuyệt vời.
Lời kết
Kết hợp các yếu tố này, bạn sẽ trở thành một nhân viên giỏi, xuất sắc, không chỉ gây ấn tượng với đồng nghiệp và cấp trên, mà còn tự tạo nên uy tín và sự tôn trọng trong môi trường làm việc.