Chiều 12/11, Ban Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” đã trao giải cho các dự án, ý tưởng xuất sắc tham dự cuộc thi năm nay, giải nhất thuộc về Trường Đại học Kiên Giang.
Cuộc thi Ý tưởng học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần 1
Cuộc thi do Mạng lưới hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp Trường Đại học Trà Vinh tổ chức.
Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tại cuộc thi thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, lần I, năm 2022
Cuộc thi hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực: khoa học, công nghệ; công nghiệp chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục y tế; tài chính ngân hàng; kinh doanh tạo tác động xã hội;…
Qua các vòng sơ loại, Ban Giám khảo đã lựa chọn 17 ý tưởng/dự án xuất sắc nhất của các tác giả và nhóm tác giả vào vòng chung kết.
Sinh viên Đại học Kiên Giang vô địch cuộc thi khởi nghiệp với Dự án Cá Cơm Xanh
Dự án Cá cơm xanh của sinh viên Trường đại học Kiên Giang đạt giải nhất
Dự án Cá Cơm Xanh của trường Đại học Kiên Giang tập trung vào khai thác chuỗi giá trị của nguồn tài nguyên bản địa (Cá cơm biển Kiên Giang) để tạo ra các sản phẩm thực phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương nhằm phục vụ cho thị trường và du lịch tại tỉnh nhà.
Sản phẩm của dự án là Bánh phồng cá cơm biển Kiên Giang và Muối ớt cá cơm biển Kiên Giang.
Dự án Cá cơm Xanh là dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mang nhiều giá trị như: Làm tăng chuỗi giá trị nguồn tài nguyên cá cơm bản địa; Tạo thêm sản phẩm đặc trưng cho du lịch Kiên Giang và phục vụ cộng đồng; Cung cấp sản phẩm đổi mới sáng tạo chất lượng với giá thành cạnh tranh.
Tại vòng chung kết, các thí sinh đã thuyết trình, phản biện, bảo vệ dự án của mình trước thành viên Ban giám khảo.
Ông Phạm Văn Tâm – Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi đánh giá cao các dự án tại cuộc thi, nhiều dự án hoàn thiện sản phẩm có thể đưa ra thị trường. Đa phần các sản phẩm tập trung vào nguồn tài nguyên bản địa góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đánh dấu sự phát triển trong phong trào khởi nghiệp của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Dự án “Cá cơm xanh” của nhóm tác giả Trường Đại học Kiên Giang xuất sắc mang về giải Nhất chung cuộc.
Giải Nhì thuộc về dự án “Thiết bị quan trắc mực nước ruộng và điều khiển máy bơm từ xa” của nhóm tác giả Trường Đại học Trà Vinh; giải Ba cuộc thi thuộc về dự án “Hạt sen sấy vị trứng muối” của nhóm tác giả Trường CĐCĐ Đồng Tháp.
Nguồn trích dẫn
Bài viết được trích dẫn từ:
- Nguồn: Báo Tiền Phong
- Cre: Nhật Huy - Phương Vũ
Xem chi tiết bài viết gốc ở đường link bên dưới...