Tư Duy phát triển Hệ Sinh Thái Địa Phương được đóng góp từ những chuyên gia trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, hệ sinh thái doanh nghiệp, của những tổ chức hội nhóm doanh nghiệp từ Nam tới Tây như EcoZ, AllWin, Mekong Sen, HST GBi, HST Boss, Hiền Nhân,....
Qua đó giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng về một hệ sinh thái địa phương phải như thế nào. Cũng như để vận hành nó cần phải là sự kết hợp của rất nhiều công ty, đơn vị, tổ chức, và nguồn lực rất lớn.
Mr. Curie Phạm | CEO Hệ sinh thái GBi
Theo Mr. Curie Phạm, HST Địa phương nên có một số tiêu chí sau:
A. Kinh tế:
A1. Phần dành cho các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, chế biến sản phẩm cung cấp trong nước;
A2. Phần dành cho các doanh nghiệp tại địa phương có sản phẩm, dịch vụ ra nước ngoài;
A3. Phân chia theo làng nghề/ lĩnh vực. Ví dụ:
- Làng nghề truyền thống sản xuất thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ;
- Vùng nguyên liệu tập trung;
- Nguồn nhân lực tập trung;
A4. Liên kết giữa các hệ sinh thái: vùng, trong nước và xuyên biên giới
B. Du lịch:
B1. Cụm lữ hành - sản phẩm du lịch - ăn/uống/ngủ nghỉ/tham quan/điểm đến;
B2. Bản đồ số điểm đến du lịch (di tích, danh lam thắng cánh, công trình văn hoá-tâm linh, ...) tại địa phương.
C. Văn hoá - Xã hội
C1. Phần dành cho cho các cơ quan ban ngành (nhà nước) tại địa phương, bao gồm cả danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào địa phương, quản lý thương mại & dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, việc làm,...
C2. Phần dành cho các sự kiện thường niên tại địa phương: lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá thể thao thường niên;....
Cẩm Vy - CEO EcoZ
Hệ sinh thái địa phương là cổng kết nối mọi tiện ích thuộc phạm vi địa phương - nơi có đủ lượng dữ liệu cần thiết để quy tụ người dùng (user account) trong địa phương một cách nhanh nhất). Khi đó account NetID của mỗi người dùng sẽ hoạt động như một loại định danh riêng trong địa phương.
Một thẻ/ tài khoản NetID sẽ tương đương với căn cước công dân + thẻ ngân hàng + thẻ khách hàng/nhân viên/học sinh + thẻ khám bệnh + voucher/khuyến mãi mua hàng + ... Tất cả trong một thẻ, chứ không còn là mỗi thẻ một chức năng nữa.
Vậy dữ liệu nào cần cho đại đa số các đối tượng trong địa phương?
1. Kết nối hành chính
(Không tham gia phần mềm hành chính công - chính phủ đã làm rồi)
- Cổng thông tin liên lạc các cơ quan ban ngành địa phương (Thông tin| Link)
- Văn bản hành chính cập nhật (phân loại theo lĩnh vực)
- Cổng tiếp nhận phản ánh, đóng góp, thắc mắc về các thủ tục hành chính (Form, đề xuất nơi tiếp nhận – khi chọn đầy đủ trường thông tin)
2. Kết nối kinh tế
- Cổng thông tin liên hệ các doanh nghiệp (phân theo ngành)| Đặc biệt ngành kinh tế mũi nhọn tại địa phương
- Tin tức kinh tế địa phương | cập nhật và xu hướng phát triển
- Cổng sự kiện (tin sự kiện đã diễn ra, sắp diễn ra – có count down)
- Cơ hội đầu tư | Dự án khởi nghiệp | Doanh nghiệp IPO | Dự án đầu tư khác (của địa phương, của doanh nghiệp, cá nhân)
- Quy hoạch khu kinh tế
- Cổng đăng ký các dịch vụ liên quan xúc tiến thương mại (xin phép tổ chức sự kiện, xin phép biểu diễn ngoài trời,…)
- Cổng tư vấn chuyển đổi số Doanh nghiệp miễn phí
- Chính sách/quy định mới dành cho từng ngành kinh tế | Đối tượng Doanh nghiệp
3. Kết nối giáo dục
- Cổng thông tin liên hệ các đơn vị Giáo dục | Trường | Trung tâm …
- Thư viện số địa phương (phổ thông, kinh doanh, văn hoá,…)
- Cổng thông tin liên hệ các giáo viên, giảng viên (muốn tự tuyển sinh)
- Khoá học miễn phí (cho đối tượng đặc biệt được địa phương/thiện nguyện tài trợ)
- Dịch vụ cho thuê lớp học số (tổ chức dạy học online)
- Dịch vụ số hoá bài giảng
4. Kết nối chuyên gia
- Cổng thông tin profile chuyên gia (tất cả các lĩnh vực)
- Dịch vụ tư vấn với chuyên gia (tất cả các lĩnh vực)
5. Kết nối y tế
- Cổng thông tin các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám
- Profile chuyên viên y tế tận nhà (bác sĩ | điều dưỡng |…)
- Đặt dịch vụ chăm sóc y tế tận nhà
6. Kết nối sản phẩm và dịch vụ địa phương (Sàn TMĐT)
- Sản phẩm (chia theo ngành)
- Dịch vụ (chia theo ngành)
7. Kết nối du lịch
- Điểm đến
- Các loại hình du lịch tại địa phương
- Món ăn đặc sản, quán ăn ngon
- Khách sạn giá tốt
- Phương tiện di chuyển hợp lý (tuỳ điểm đến, hình thức trải nghiệm)
- Di sản, văn hoá | Nghề truyền thống
- Quà tặng, quà lưu niệm
- Tips du lịch
- Review điểm đến
8. Kết nối thiện nguyện
- Hoạt động thiện nguyện tại địa phương dài hạn | theo thời điểm (của địa phương, cá nhân, tổ chức có quy mô lớn)
- Quỹ phát triển…
Tóm lại: Hệ sinh thái địa phương có thể giúp người ngoài địa phương, lẫn trong địa phương tiếp cận mọi thông tin của địa phương một cách nhanh chóng - những thông tin mà chỉ có địa phương mới có thể chi tiết hoá được (google không tìm được). Điều này có lợi cho cả 3 bên:
(i) Người dùng: Tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác, từ đó đưa ra quyết định đúng: du lịch, đầu tư sinh lợi, đầu tư kinh doanh, mua bán BĐS,…
(ii) Địa phương: Tiên phong chuyển đổi số, minh bạch; tăng động lực làm kinh tế của doanh nghiệp địa phương; thu hút đầu tư ngoài địa phương, thu hút khách du lịch (trong, ngoài nước); trở thành địa phương văn minh, phát triển,...
(iii) Hệ thống Z+: Người dùng càng lớn, ứng dụng càng nhiều lĩnh vực thì hệ thống càng phát huy tối đa công năng “NetID.vn”…
Còn tiếp...
Mời quý vị tiếp tục tham khảo tư duy về hệ sinh thái địa phương ở bài tiếp theo - Part 4.
Cần chia sẻ hoặc tư vấn chuyên sâu về chủ đề này, vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0906 867 499
- Email: info@eduz.vn