Được mệnh danh là Xứ sở Mặt trời mọc, Nhật Bản là điểm đến mơ ước của rất nhiều người trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và nền kinh tế phồn thịnh, Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm từ nhiều du khách muốn khám phá đất nước này. Để hiểu rõ hơn về hành trình định cư Nhật Bản, bạn cần phải có visa vĩnh trú và nhiều điều kiện khác. Trong bài viết này, Vietnam Booking xin chia sẻ đến bạn một số thông tin quan trọng về định cư Nhật, giúp bạn có một chuyến đi thật thành công.
Visa định cư Nhật Bản là gì?
Visa định cư Nhật Bản hay còn được biết đến với tên gọi là visa vĩnh trú. Đây là loại giấy tờ mà người lao động nước ngoài tại Nhật có thời gian sinh sống từ 10 năm trở lên và có 5 năm làm việc được chính phủ Nhật Bản cấp để công nhận người lao động thỏa mãn các điều kiện để sống ở Nhật không bị giới hạn về thời gian.
Những người lao động nước ngoài được cấp visa vĩnh trú sẽ có quyền và nghĩa vụ như công dân Nhật và được hưởng các chế độ ưu đãi. Tuy nhiên họ sẽ không được tham gia bầu cử tại đất nước này.
Ưu điểm lớn nhất của thị thực định cư đó là người lao động sẽ có quyền làm bất kỳ công việc nào hợp pháp tại Nhật mà không bị giới hạn về ngành nghề, thời gian làm việc. Nếu trong trường hợp bị thất nghiệp, bạn sẽ không bị bắt buộc quay trở về nước như những loại visa khác. Bạn sẽ có tư cách như một Công dân Nhật và không bị giới hạn về thời gian lưu trú ở đây. Ngoài ra, bạn có thể sở hữu các tài sản có giá trị tại Nhật Bản như: bất động sản, ô tô, nhà ở,...
Visa Vĩnh trú Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Thực hiện nhập quốc tịch Nhật với visa vĩnh trú
Bên cạnh đó, người nước ngoài có thể đổi tên sang tên Nhật để có thể hòa nhập cộng đồng và trở thành công dân Nhật như người bản địa bình thường.
Các điều kiện xin visa định cư Nhật Bản
Để xin được tư cách định cư, bạn phải tuân thủ một số điều kiện mà chính phủ nước này đưa ra. Đồng thời bạn phải xác định một số thách thức, khó khăn phải đối mặt để có trên tay tấm thị thực định cư Nhật Bản. Sau đây là các điều kiện bạn cần đáp ứng khi có mong muốn định cư ở Xứ sở Mặt Trời mọc.
Điều kiện định cư ở Nhật Vĩnh Trú
Bên cạnh việc đủ điều kiện về thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật thì người được cấp visa vĩnh trú phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tuân thủ những quy định của luật pháp Nhật Bản. Không vi phạm hoặc bị khiển trách ở mức độ nặng trong bất kỳ trường hợp nào.
- Người được cấp visa vĩnh trú phải chứng minh được năng lực tài chính hoặc thu nhập của bản thân để đảm bảo không trở thành gánh nặng lên đất nước Nhật Bản khi sinh sống ở đây.
- Người được cấp visa vĩnh trú hiện không được đang trong thời gian phạt tù hay phạt tiền, bạn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Nhà nước.
Đáp ứng các điều kiện để định cư lâu dài tại Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Một số trường hợp được chấp nhận cấp visa thuộc diện ngoại lệ định cư Nhật Bản là:
- Là vợ hoặc chồng có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp kéo dài 3 năm và thời gian lưu trú tại Nhật từ 1 năm trở lên.
- Là con đẻ của người được cấp visa vĩnh trú có thời gian lưu trú liên tục từ 1 năm trở lên.
- Lưu trú tại Nhật 5 năm liên tục theo diện người định cư lưu trú dài hạn.
- Người tị nạn sống 5 năm liên tục tại Nhật.
- Những người đã có cống hiến trong một số lĩnh vực cụ thể như kinh tế, ngoại giao,... lưu trú tại Nhật 5 năm liên tục trở lên.
Điều kiện để xin quốc tịch Nhật
Để được nhập quốc tịch và định cư tại Nhật Bản vô thời hạn, bạn cần phải đảm bảo điều kiện là có thời gian lưu trú tại đất nước này 5 năm trở lên. Bên cạnh đó thời gian làm việc liên tục tại Nhật là 3 năm. Đồng thời bạn là vợ hoặc chồng hợp pháp của người đã có visa vĩnh trú với thời gian kết hôn trên 3 năm và sinh sống tại Nhật trong 1 năm liên tục.
Hiện nay có 2 cách định cư Nhật Bản là:
Lưu trú vĩnh trú.
Lưu trú cho diện người xin nhập tịch.
Hồ sơ định cư tại Nhật Bản theo quy định pháp luật
Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ là việc làm quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải cẩn thận. Bởi đây là bước quyết định bạn có được cấp visa vĩnh trú hay không. Sau đây là các giấy tờ cơ bản bạn phải chuẩn bị khi làm thủ tục định cư Nhật Bản.
Hồ sơ xin định cư vĩnh trú
- Ảnh thẻ có kích thước tiêu chuẩn 3x4cm.
- Chứng minh thu nhập của bản thân và đóng thuế đầy đủ theo quy định.
- Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh tại Nhật.
- Hộ chiếu và thẻ cư trú hợp lệ.
- Chứng minh pháp lý được chính phủ Nhật Bản cấp hợp pháp.
Hồ sơ xin định cư vĩnh trú được nộp tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh. Bạn cần lưu ý phải có người bảo lãnh đi kèm để chứng minh thu nhập. Thời gian nhận kết quả thông thường sẽ kéo dài từ 6 - 8 tháng hoặc 1 năm. Nếu nhanh có đến 3 - 4 tháng là bạn đã nhận được kết quả nhưng trên thực tế hiếm khi nhận được kết quả trong thời gian ngắn như vậy.
Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ xin đăng ký vĩnh trú tại Nhật (Ảnh: Internet)
Hồ sơ xin nhập tịch theo quy định
- Một bản viết tay bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật trình bày lý do bạn muốn nhập tịch.
- Mẫu đơn xin nhập quốc tịch.
- Hồ sơ lý lịch cá nhân của người xin nhập tịch.
- Ảnh thẻ có kích thước tiêu chuẩn 5x5cm.
- Giấy chứng nhận quốc tịch hợp pháp.
- Giấy chứng nhận đã đóng thuế đầy đủ theo quy định.
- Chứng nhận và bằng cấp liên quan khác.
Nơi nộp hồ sơ
Những trường hợp xin visa vĩnh trú sẽ nộp hồ sơ tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh gần nhất nơi bạn sinh sống. Bạn cần phải có người bảo lãnh đi kèm với những giấy tờ minh chứng người bảo lãnh đủ điều kiện.
Còn đối với diện xin nhập quốc tịch Nhật Bản, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp Nhật.
Lệ phí theo quy định định cư tại Nhật Bản
Những trường hợp xin cấp visa định cư Nhật Bản phải mất một khoản chi phí là 8.000 Yên Nhật. Nếu trong trường hợp bạn không đủ điều kiện cấp visa vĩnh trú thì sẽ không mất phí cho quá trình làm hồ sơ. Còn đối với hồ sơ xin nhập quốc tịch Nhật Bản, bạn sẽ không bị mất khoản phí nào.
Lệ phí xin visa vĩnh trú theo quy định (Ảnh: Internet)
Quy định về thời gian nhập cư tại Nhật
Nếu được cấp visa vĩnh trú, bạn sẽ được sinh sống và làm việc tại Nhật mà không có sự ràng buộc nào về thời gian. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phải gia hạn visa 7 năm 1 lần. Lúc này bạn sẽ có những quyền lợi như công dân Nhật Bản. Trong trường hợp vi phạm pháp luật, bạn sẽ không bị trục xuất về nước.