Trong bối cảnh thời đại cách tân, Drucker đã liên tục nhắc nhở mọi người rằng “sống” là “thay đổi”. Để có những bước tiến lớn trên một nền tảng sẵn có, chúng ta phải không ngừng thay đổi thay vì giữ nguyên những gì đã có. Vì vậy, cả doanh nghiệp, con người lẫn sản phẩm, toàn bộ đều phải thay đổi để tiếp tục tồn tại. Trong thời đại của sự thay đổi này, các doanh nghiệp đặt giá trị quan của mình ở đâu? Sáng tạo chúng ra sao? Làm cho mọi người đồng cảm như thế nào?. Ý tưởng lớn đang dần trở nên thiết yếu với vai trò định hướng cho văn hóa doanh nghiệp mới.
Người ta vẫn thường nói “Ý tưởng lớn là kim chỉ nam của doanh nghiệp”, do đó những doanh nghiệp không có ý tưởng lớn cũng giống như con thuyền đang bị ép buộc ra khơi mà không có la bàn trong tay. Vì vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng: Sáng tạo “ý tưởng lớn” chính là giúp doanh nghiệp - con người - sản phẩm duy trì hoạt động bằng chiến lược và bằng sự thấu hiểu thời đại.
“Ý tưởng lớn” là gì?
Hiện nay, cụm từ “ý tưởng lớn” không chỉ đang thâm nhập vào các hoạt động kinh tế văn hóa mà còn len lỏi rộng rãi vào trong cả đời sống. Tuy nhiên, để hỏi “ý tưởng lớn” là gì thì ta khó có thể trả lời một cách chính xác.
Có thể hiểu ngắn gọn, trọng tâm của ý tưởng lớn được đặt vào việc “thay đổi khái niệm”, gồm những ý chính:
- Phá vỡ khái niệm đã được hình thành trước đó
- Tạo ra giá trị quan bằng định hướng hoặc tư duy mới
- Tạo ra cách suy nghĩ mới và cách suy nghĩ này sẽ trở thành bộ khung xuyên suốt
- Trở thành định hướng cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh và truyền thông
“Ý tưởng lớn” của doanh nghiệp là lối tư duy mang tính định hướng đưa ra hướng đi mới cho doanh nghiệp từ bên trong, lối tư duy này sẽ trở thành đường lối chỉ đạo tổng thể thể hiện hướng đi chung, là phương pháp tuy duy cốt lõi bao gồm các nhân tố chính của toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp như kinh doanh, tổ chức, hoạt động, truyền thông.
“Ý tưởng lớn” quan trọng như thế nào?
- “Ý tưởng lớn” là trung tâm vận hành của doanh nghiệp, thị trường và sản phẩm.
- “Ý tưởng lớn” chính là cốt lõi của doanh nghiệp, nếu thiếu đi cái này tức là doanh nghiệp ấy đang thiếu đi những sáng kiến xuyên suốt toàn bộ hoạt động, mà sáng kiến đó lại là cốt lõi của một doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp này “muốn nói điều gì?”, “muốn làm như thế nào?”, “muốn trở thành một tổ chức như thế nào?”. Nếu thiếu những “ý tưởng lớn”, doanh nghiệp sẽ không thể nhìn thấy được toàn bộ các phương hướng hoạt động.
Sáng tạo “ý tưởng lớn” như thế nào?
Quy trình của việc sáng tạo ra các “ý tưởng lớn” gồm có 4 bước:
Bước 1. Nhận thức hiện trạng của doanh nghiệp
Bước 2. Thấu hiểu phạm vi thời đại
Bước 3. Phát hiện ra những cái mới
Bước 4. Diễn đạt ý tưởng lớn thành từ ngữ (từ khóa)
Kết luận
Trong thời đại có nhiều thay đổi hiện nay, khi các giá trị quan dao động, nếu không có những ý tưởng lớn thì sẽ không thể theo kịp những thay đổi ấy. Có thể đồng ý rằng “ý tưởng lớn” là kim chỉ nam và là điểm cốt lõi của bất kì doanh nghiệp nào, dù lớn hay bé. Và điều quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần làm đó chính là biến “ý tưởng lớn” ấy thành kỹ năng lớn nhất cho chính mình.
Câu hỏi đặt ra
- Doanh nghiệp hiện tại của bạn có “ý tưởng lớn” hay không?
- Doanh nghiệp cần làm gì để có thể tạo ra các “ý tưởng lớn” một cách hiệu quả?