Mặc dù có quy mô không quá lớn so với các dân tộc khác tại Việt Nam, nhưng người Xtiêng đã hình thành nên một cộng đồng gắn kết với bản sắc riêng, trở thành mảnh ghép độc đáo trong bức tranh 54 dân tộc Việt Nam.
1. Nguồn gốc lịch sử
Người Xtiêng hay còn gọi là người Stiêng hay Giẻ Xtiêng (không nhầm với người Giẻ Triêng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, có tên tự gọi là Điêng - còn có nhiều tên gọi khác như: Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh tụ lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền đông Nam bộ.
Theo các nhà nghiên cứu, người Stiêng có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. Ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ phổ thông quốc gia nơi họ cư trú, là tiếng Việt hoặc tiếng Khmer. Họ có quan hệ gần gũi với các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên như Mạ, Chơro, Xơ Đăng,...
Người Stiêng có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ thời đại đồ đá mới. Theo các truyền thuyết của người Stiêng, họ là những người con của thần núi và thần sông. Theo truyền thuyết của người Stiêng, họ có nguồn gốc từ một vị thần tên là M'Đia. Vị thần này đã tạo ra con người và dạy họ cách trồng trọt, chăn nuôi và săn bắt.
Người Stiêng đã có lịch sử lâu đời ở Tây Nguyên. Họ đã từng là một dân tộc hùng mạnh, có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa và kinh tế của vùng đất này. Trong quá khứ, người Stiêng sống chủ yếu ở vùng rừng núi, sống du canh du cư. Họ trồng trọt, săn bắt, hái lượm để sinh sống.
Từ thế kỷ 18, người Stiêng bắt đầu ổn định cuộc sống, định cư thành làng bản. Họ bắt đầu trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người Stiêng đã cùng các dân tộc anh em chung tay góp sức đánh giặc. Họ đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi của dân tộc.
Dân số và địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Stiêng ở Việt Nam có dân số 100.752 người, có mặt tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Stiêng cư trú tập trung tại tỉnh Bình Phước (81.708 người, chiếm 95,6% tổng số người Stiêng tại Việt Nam), Tây Ninh (1.654 người), Đồng Nai (1.269 người), Lâm Đồng (380 người), Bình Dương (153 người).
Thiết chế xã hội truyền thống
Người Stiêng quần cư theo làng, và gọi đơn vị cư trú của mình là “bon”, “poh” hay “wang” tùy theo địa phương sinh sống. Trong làng truyền thống của người Stiêng, người có địa vị cao nhất là Chủ làng (tom wang hay tom bon). Đây là những người được chọn trong số những người đứng đầu dòng họ hoặc hàng “người lớn” (bu kuông).
Ngoài chủ làng, trong xã hội dân tộc Stiêng, người có địa vị cao trong làng là “bu kuông” (Già làng) – đó là những người già có uy tín và hiểu biết. Xã hội truyền thống của người Stiêng về cơ bản chia thành ba tầng lớp. Tầng lớp thứ nhất là những người giàu có (bu khưng). Họ là người chủ của các gia đình có nhiều chiêng, ché quý, nhiều trâu, voi và tôi tớ trong nhà. Tầng lớp thứ hai là những người tự do nhưng là người nghèo (lươi). Tầng lớp thứ ba là những người tôi tớ (kon đek). Họ là những người chịu thân phận tôi đòi như một tầng lớp nô lệ gia đình.
Văn hóa, nghệ thuật
Người Stiêng có một nền văn hóa đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc. Một số nét văn hóa đặc trưng gồm:
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính của dân tộc Stiêng là tiếng Stiêng, một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các dân tộc láng giềng, một số người Stiêng cũng có thể sử dụng tiếng Việt
- Ẩm thực: Người Stiêng có nền ẩm thực phong phú, với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, gỏi lá,..
- Người Stiêng tin vào tôn giáo đa thần, vạn vật hữu linh, mọi vật đều có hồn. Vì vậy họ thờ thần sấm sét, trời, đất, mặt trăng, mặt trời, núi, sông,..., ngày nay, đa số dân tộc Stiêng theo đạo Kitô giáo hoặc các tín ngưỡng dân gian, thể hiện qua các nghi lễ tâm linh và lễ hội.
Họ có có nhiều lễ hội và nghi lễ quan trọng, thường liên quan đến các sự kiện trong mùa màng, như lễ hội mùa cấy và lễ hội mùa thu hoạch, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng cơm mới. Tết của người Xtiêng được gọi là "lễ cúng rơm", được tiến hành sau khi tuốt lúa rẫy xong, trước khi đốt rẫy vụ sau, nhằm tạ ơn thần lúa sau một mùa nương rẫy.
Thức ăn chủ yếu của họ là gạo, rau, cá, tôm. Trước đây người Xtiêng thường ăn bằng tay nhưng gần đây đã ăn bằng bát đĩa. Họ hay dùng rượu cần trong dịp hội hè.
Dân tộc S'tiêng có nhiều biểu hiện nghệ thuật độc đáo, bao gồm múa rối nước, điệu nhảy, và nghệ thuật trang trí đồ vật sinh hoạt hàng ngày.
Đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế của người Stiêng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Người Stiêng cũng có truyền thống săn bắt, hái lượm.
Về hình thái kinh tế, có thể tạm chia dân tộc này thành hai nhóm là nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu và nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M'Nông, người Mạ.
Nhóm Bù Lơ sống ở cao, sâu hơn thì hoàn toàn làm rẫy. Còn nhóm Bù Ðeh (Bù Ðêk) ở vùng thấp thì làm ruộng nước từ khoảng 100 năm trước. Phương thức canh tác của đồng bào vẫn còn thô sơ, với công cụ làm rẫy chủ yếu gồm rìu và dao xà gạc, cây cào tre,… dùng tay tuốt lúa.
Ngoài ra, các hoạt động kinh tế hái lượm, săn bắt, chăn nuôi gia súc gia cầm cũng mang lại nguồn thức ăn đa dạng cho đồng bào. Bên cạnh đó, người Xtiêng còn có nghề dệt vải và đan lát. Họ thường dùng vật đổi vật với người Việt, Khơme, Mnông, Mạ và cả với bên Campuchia trong quan hệ trao đổi hàng hoá.
Tổ chức cộng đồng
Ngày nay người Xtiêng ở nhiều nơi đã định canh định cư, từng gia đình làm nhà ở riêng. Họ Điểu là họ phổ biến khắp vùng Xtiêng. Làng Xtiêng có truyền thống tự quản, đứng đầu là một già làng am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò, chiêng, cồng, ché, vòng, trang sức và còn rất nhiều thứ khác nữa
Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng sáu cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng còn có cồng, khèn bầu cũng được người Xtiêng ưa thích. Cuối mùa khô, họ hay chơi thả diều.
Nhà cửa
Nhà ở của người Xtiêng không đồng nhất giữa các khu vực. Chẳng hạn ở Bù Lơ người Xtiêng sống trong nhà đất dài với gia đình lớn theo chế độ phụ hệ; ở Đắc Kia người Xtiêng cư trú trong nhà sàn, nha nua va nhà đất ngắn với gia đình nhỏ; ở Bù Đeh người Xtiêng lại sống trong nhà sàn dài với gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ.
Bộ khung nhà người Xtiêng dù nhà sàn hay đất đều trên cơ sở vì hai cột (không có kèo). Căn cứ vào cấu tạo của bộ khung nhà đất của người Xtiêng hiện nay còn thấy thì nhà đất của người Xtiêng là rất thô sơ. Nhà đất của người Xtiêng chỉ như là một cái chòi, mái được kéo gần sát mặt đất. Cửa ra vào rất thấp, mở ở hai đầu hồi và một cửa ở mặt trước nhà, mái trên cửa cũng phải cắt bớt hoặc làm vòng lên như ở nhà người Mạ.
Hôn nhân gia đình
Xã hội của người Stiêng là xã hội mẫu hệ. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và cộng đồng.
Người Xtiêng lấy vợ, lấy chồng khác dòng họ. Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời. Tùy theo vùng miền mà các chàng trai người Xtiêng lấy vợ lấy chồng sẽ ở rể hoặc về nhà chồng; các khu vực Phước Long; Phú Riềng; Bù Gia Mập; Bù Đăng...sau khi lấy nhau con gái sẽ về nhà chồng. Khu vực Bình Long; Hớn Quản... con trai sẽ ở rể.
Người Stiêng sống thành từng làng. Mỗi làng có một trưởng làng là người đứng đầu.
Đặc điểm người S’tiêng
Người Stiêng có những đặc điểm thể chất đặc trưng như:
- Thân hình cao gầy, da sạm màu.
- Tóc đen, dài, xõa ngang vai.
- Mắt đen, mũi to, môi dày.
- Người Stiêng có tính cách hiền hòa, cởi mở, hiếu khách.
Một số thói quen đặc trưng của người Stiêng:
- Có thói quen xăm mình. Họ thường xăm hình con hổ, con voi, con gà,... để thể hiện sự dũng mãnh, mạnh mẽ.
- Có thói quen uống rượu cần. Rượu cần là một loại rượu truyền thống của người Stiêng, được làm từ gạo hoặc ngô.
- Có thói quen ăn trầu cau. Trầu cau là một biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc trong văn hóa của người Stiêng.
- Thường ăn cơm lam, gỏi lá,...
- Thường mặc trang phục truyền thống.
- Thường tham gia các lễ hội truyền thống.
Trang phục
Trang phục truyền thống của người Stiêng là váy, áo, khăn quấn đầu và các phụ kiện khác. Trang phục của người Stiêng thường được làm từ các chất liệu tự nhiên như vải bông, vải lá,...
Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai xâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân.