Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp có thể nói là một hệ sinh thái vô cùng rộng lớn và đa dạng. Chính vì lẽ này, mà thậm chí đối với chính những doanh nghiệp, thì khái niệm hệ sinh thái doanh nghiệp cũng khá là mông lung. NHƯNG với những doanh nghiệp LỚN, thì điều này là SỐNG CÒN, nếu không có hệ sinh thái, thì coi như RẤT DỄ D.I.E, vì vậy bất cứ doanh nghiệp lớn nào, gần như đều phải có một hệ sinh thái của riêng mình, đồng thời, tham gia vào rất nhiều hệ sinh thái khác.
Nhưng, cuộc chơi này, thường chỉ dành cho ÔNG LỚN, còn những doanh nghiệp nhỏ, thì đành ngậm ngùi kiếm ăn qua ngày, hoặc tham gia vào một phần của chuỗi cung ứng, nhằm đảm bảo sự sống cho mình.
NHƯNG khi nhận thức thay đổi, mọi cuộc chơi đều phải quay về đúng với giá trị của nó: CHƠI CÔNG BẰNG.
Sau đây là những loại hình hệ sinh thái doanh nghiệp, chúng tôi xin nêu ra để quý doanh nghiệp tiện theo dõi, và hiểu rõ hơn từng loại hình một. NHƯNG có một sự thật sẽ được MỞ ra vào phút cuối. Xem hết nhé.
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Chuỗi - hệ thống
Là hệ sinh thái doanh nghiệp, mà khi đó một doanh nghiệp phát triển đủ ổn định và vững. Họ có nhu cầu nhân rộng mô hình của mình ra những tỉnh thành khác, thậm chí quốc gia khác. Họ sẽ tiến hành lên chuỗi.
Ví dụ dễ hiểu. Như của hàng Di Động hoặc Trung tâm tiếng anh, hệ thống phòng gym,... khi cty của họ phát triển tốt, họ sẽ mang mô hình này nhân rộng ra nhiều nơi, tạo thành một hệ sinh thái của riêng mình, và khi khách hàng của họ, dù sử dụng dịch vụ ở bất cứ nơi nào, cũng đều có được quyền lợi như nhau.
Đây được xem như hệ sinh thái đơn giản, cơ bản, và khá hiệu quả.
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Nhượng quyền thương hiệu
Thực ra, nhượng quyền thương hiệu cũng là hệ sinh thái doanh nghiệp dạng chuỗi, nhưng thay vì người chủ sở hữu 100%, thì họ lại liên kết với doanh nghiệp khác, lấy thương hiệu và tiêu chuẩn mà họ đưa ra để cùng nhau chia sẽ lợi nhuận, và chia sẽ rũi ro. Đồng thời mô hình chuỗi sẽ dễ nhân rộng với chi phí ít hơn nhiều so với tự thân 100%
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Đa ngành nghề
Khi một doanh nghiệp phát triển đủ lớn mạnh, và thị phần của họ đã đầy. Bể đã không còn nhiều cá. Doanh thu chửng lại, Thì lúc này, doanh nghiệp buộc phải mở rộng đa ngành nghề. Điều này rất dễ thấy ở những doanh nghiệp SIÊU LỚN như Vin, TGDD, FPT,...
Và không chỉ đơn giản là đa ngành nghề, mà tất cả ngành nghề của họ, sẽ liên kết với nhau, cùng một đối tượng khách hàng, mà họ có thể bán được nhiều sản phẩm của nhiều ngành nghề khác nhau. Và khách hàng cũng có quyền lợi lớn hơn thì mua hàng cùng một hệ thống của họ. Vì dụ đơn giản là mua nhà VinHome sẽ được tặng Voucher mua xe VinFast giảm từ 100tr đến 200tr. Điều này cực kỳ có lợi cho khách hàng và doanh nghiệp.
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Cộng sinh ăn theo
Đây là loại hình mà rất nhiều công ty lớn nhỏ làm ăn với nhau, doanh nghiệp nhỏ sẽ lo 1 phần của chuỗi cung ứng thuộc một doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhỏ nếu làm ăn uy tín và tốt, sẽ được doanh nghiệp lớn CHO cộng tác dài lâu, thì coi như đủ sống khỏe. Còn doanh nghiệp lớn cũng đỡ lo cái khâu mà mà đã có ông doanh nghiệp lo tốt cho mình rồi. Đây thì ai cũng có lợi.
Nhưng cuộc đời vốn không có điều gì lý tưởng tuyệt đối, khi doanh nghiệp lớn muốn tăng cao lợi nhuận, thì sẽ BÓP những ông nhỏ, thậm chí họ sẽ mở cty con, làm đúng dịch vụ đó, để ăn trọn. Và khi này cty lớn sẽ đa ngành nghề, còn công ty nhỏ sẽ TẠCH hoặc kiếm mối làm ăn khác.
Ví dụ: Amazon họ có nhu cầu chuyển hàng rất lớn, sẽ sẽ thuê cty vận tải hỗ trợ họ. Nhưng khi họ thực sự quá lớn, và cần tối ưu 100% chuỗi vận chuyển này. Họ sẽ đá công ty vận chuyển đi, và xây dựng đội vận chuyển của riêng mình, họ chủ động 100%, còn công ty vận chuyển sẽ TẠCH.
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Cộng sinh cùng ngành nghề
Đây là hệ sinh thái doanh nghiệp tốt, khi các doanh nghiệp nhỏ, khó cạnh tranh với những ông lớn, họ sẽ liên kết lại với nhau, theo mô hình như là hợp tác xã, hoặc liên hiệp vận tải, hiệp hội nhà nông,... khi họ cùng chung quyền lớn, họ sẽ liên kết với nhau. Và khi đó họ sẽ hình thành một sức mạnh. Và khi đó những ông lớn sẽ không chèn ép được doanh nghiệp nhỏ. Vì họ sẽ có những thỏa thuận cùng mức giá với nhau, hoặc họ sẽ có được nguồn cung ứng lớn hơn gồm tất cả những người trong hội, họ sẽ có sức mạnh và tiếng nói để DEAL dễ dàng hơn với đối tác LỚN khác.
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Cộng sinh ĐA ngành nghề
Đây là hệ sinh thái vô cùng tốt, khi đó nhiều doanh nghiệp, khác hoặc cùng ngành nghề đều được tham gia chung vào một hệ sinh thái với nhau, từ đó kiến tạo ra một thị trường mới, và có thể kinh doanh và bán hàng, cũng như hỗ trợ lẫn nhau.
Ví dụ 1: Công ty của bạn làm nông sản, bạn cần cộng tác với công ty thu mua, hoặc công ty vận tải,... và khi bạn cần, là những công ty đó có mặt hỗ trợ bạn với mức giá ĐÚNG, thậm chí khi bạn khó khăn họ sẽ hỗ trợ bạn, làm dịch vụ trước trả tiền sau.
Ví dụ 2: Những doanh nghiệp LỚN, thấy hệ sinh thái của những doanh nghiệp nhỏ này làm ăn NGON quá, họ muốn tham gia vô để khai thác miếng bánh này. Thì lúc này họ sẽ có những chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ, từ đó tạo sự công bằng và cũng nhau có lợi, thay vì bị chèn ép.
Ví dụ 3: Những doanh nghiệp lớn, luôn đối đầu với nhau, nhưng luôn sợ nhau. Vì vậy họ phải vào một hệ sinh thái, để đảm bảo họ không bị BẤT NGỜ bởi những thông tin, hay những công nghệ mới, họ buộc phải BIẾT TRƯỚC.
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Cùng chung phần cứng
Phần cứng ngày càng bão hòa, và cùng hệ sinh thái phần cứng khó khai thác, nhưng các bạn có thể hiểu đơn giản, những ai dùng cùng một hãng máy tính hay cùng một hãng xe, sẽ cùng hệ sinh thái với nhau. Đó là lý do người ta lập hội nhóm chơi chung với nhau. Và ở góc độ kinh doanh, hệ sinh thái nào cũng có thể khai thác được. Ở một mức độ lớn hơn, những hãng có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật với nhau, sẽ cùng hệ sinh thái với nhau.
Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp: Cùng chung Phần mềm
Hệ sinh thái phần mềm, thì là câu chuyện cực kỳ khác, ở góc độ CÁ NHÂN, thì hệ sinh thái phần mềm được phát triển khủng khiếp như vũ bão. Nhưng ở góc độ doanh nghiệp, thì hệ sinh thái thuộc về phần mềm thì gần như không phát triển, vì sao? Vì ai cũng muốn hệ sinh thái phần mềm là CỦA RIÊNG MÌNH. Vì dụ dễ hiểu nhất, là AppStore là của Apple, CH Play (Google Play) là của Google và FB là của Mark Zuckerberg... Không doanh nghiệp nào muốn chia sẽ khách hàng của mình, chia sẽ thị trường của mình cho người khác.
Nhưng những tư duy ĐÓNG như vậy đang dần được thay thế bởi những tư duy MỞ hơn, và kết nối thế giới hơn, đó cũng là điều mà hệ sinh thái doanh nghiệp eBiz4.0 hướng tới.
Điều tuyệt vời nhất
Nếu bạn nghĩ những hệ sinh thái doanh nghiệp được phân tích phía trên là những mô hình độc lập thì bạn SAI BÉT NHÈ rồi. Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp chính là tất cả những điều trên tổng hòa lại với nhau.
ĐẤY mới chính là Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp THỰC SỰ, và đó chính là eBiz4.0