Bạn đang mong muốn có một tương lai vững chắc, bạn đang lên kế hoạch cho những mục tiêu trong tương lai mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn đừng lo lắng, hãy cùng chúng tôi khám phá và lên kế hoạch lập tài chính cho bản thân mình ngay nào.
1. Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân được hiểu ngắn gọn là bảng kế hoạch về việc sử dụng các dòng tiền trong thu nhập – chi tiêu – tích lũy – đầu tư của một cá nhân. Thông qua bảng kế hoạch, bạn sẽ nắm cụ thể và chi tiết về tình hình tài chính của bản thân. Qua đó, bạn có thể điều chỉnh và thiết lập các mục tiêu cho tương lai như đầu tư, mua sắm, du lịch,… một cách phù hợp với mình
2. Lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính
- Nguồn tài chính ổn định, vững chắc
- Nắm bắt cơ hội đầu tư (nắm bắt những cơ hội)
- Chủ động ứng phó các rủi ro ( hạn chế, phòng tránh những rủi ro về tài chính)
- Hạn chế áp lực cơm áo gạo tiền
- Dễ dàng đạt được những mục tiêu trong tương lai ( đầu tư, mua sắm, du lịch,…)
5 bước để lập ra kế hoạch tài chính cá nhân
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bản thân
Đầu tiên, bạn hãy xác định và nắm rõ tình hình tài chính của mình đang như thế nào. Sau đó hãy liệt kê ra các khoản như: thu (tiền lương), chi (tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền ăn,…) ít nhất trong vòng 1 tháng. Để từ đó, bạn có thể biết được và lên kế hoạch phù hợp cho mình.
Bước 2: Đặt ra mục tiêu cụ thể (những điều bạn cầ và mong muốn trong tương lai)
Xác định mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai về tài chính như: đi du lịch, mua nhà, mua xe, mở rộng sự nghiệp ( đầu tư kinh doanh)… hoặc cũng có thể là để trả nợ.
Bước 3: Tìm cách cắt giảm những chi phí/ chi tiêu không cần thiết
Ghi chép thật kỹ và đầy đủ về những khoản bạn đã chi tiêu trong ngày. Sau đó đến cuối ngày bạn cần phải xem và rà soát lại những khoản mà mình đã chi đó có thật sự cần thiết hay không hay chỉ do bạn thích nhất thời.
Ví dụ: mua sắm quần áo, trà sữa hàng ngày, tụ tập bạn bè quá nhiều…
Nếu mà lý do chỉ thích nhất thời (mang tính cảm xúc) thì bạn nên hạn chế và loại bỏ hoàn toàn với những khoản chi đó, để tránh vỡ kế hoạch trong tương lai.
Bước 4: Lập kế hoạch tài chính chi tiết và phù hợp/hợp lý với bản thân – xác định thời gian hoàn thành
Dưới đây là những mẫu kế hoạch tài chính cá nhân mà bạn có thể tham khảo. Sau đó, dựa vào khoản ngân sách của mình mà bạn có thể điều hay chỉnh sửa để có một kế hoạch phù hợp nhất với mình:
1. Quy tắc 50 – 30 – 20
- 50% cho chi tiêu cơ bản: đây được xem là một trong những phần chi phí mà bạn không thể cắt bỏ (giảm bớt) được, bởi vì nó được dành để chi trả cho những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để phục vụ và duy trì cuộc sống hàng ngày của bản thân như: tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền ăn, xăng xe,….
- 30% cho chi tiêu cá nhân: Khoản chi tiêu này được xem là khoản để đáp ứng những nhu cầu cá nhân cần thiết như: làm đẹp, đi xã giao cùng bạn bè/đồng nghiệp/người thân, mua sắm,…
- 20% cho tiết kiệm và đầu tư: khoản còn lại này có thể xem là khoản quỹ dự phòng hoặc khoản được dùng để thực hiện mục tiêu tương lai mà mình đã đặt ra trước đó.
2. Quy tắc “6 chiếc lọ”
Sự ra đời của Quy tắc “6 chiếc lọ” được tác giả Harv Eker tạo ra, với 6 chiếc lọ được phân chia với những mục đích khác nhau:
- Lọ 1: Chi tiêu cần thiết (chiếm 55% thu nhập)
Chiếc lọ này chiếm hơn 50% thu nhập, bởi vì chiếc lọ này được dùng để phục vụ và duy trì cuộc sống hàng ngày của một con người như: ăn uống, xe cộ, nhà ở,…
- Lọ 2: Hưởng thụ (chiếm 10% thu nhập)
Với những áp lực của cuộc sống, bạn cần để giải tỏa và giảm stress thì lọ này được dùng cho những mục đích đó như vui chơi, mua sắm, du lịch,… Từ đó, áp lực và căng thẳng sẽ được cải thiện, giảm đi và có tinh thần tốt để làm việc
- Lọ 3: Tiết kiệm dài hạn (chiếm 10% thu nhập)
Đối với lọ này thì cần thời gian khá dài, nên đôi khi bạn sẽ cảm thấy nản và lọ này sẽ trở nên không cần thiết đối với bạn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về mục tiêu cũng như là sự quan trọng của nó. Bởi vì lọ này sẽ được chi tiêu với những mục đích to lớn như: mua nhà, mua xe, kết hôn, sinh con,…
- Lọ 4: Giáo dục (chiếm 10% thu nhập)
Đây là một trong những chiếc lọ ít người quan tâm và để mắc đến, nhưng vô cùng cần thiết. Vì khoản tiền trong chiếc lọ này, bạn có thể tham gia thêm các khóa học hay mua sách,.. Mà những việc này sẽ giúp bạn có thể nâng cao được trình độ và giá trị của bản thân mặc dù bạn đang ở độ tuổi nào
- Lọ 5: Tự do tài chính (chiếm 10% thu nhập)
Một chiếc lọ có thể giúp bạn tìm kiếm thêm những cơ hội để có những khoản thu nhập thụ động hàng tháng từ các hoạt động đầu tư, góp vốn kinh doanh, gửi tiết kiệm,….Từ đó, bạn có thể đáp ứng nhiều hơn những nhu cầu của mình, cuộc sống thoải mái hơn hoặc không cần đi làm (nếu khoản đủ lớn)
- Lọ 6: Từ thiện/thiện nguyện (chiếm 5% thu nhập)
Với khoản tiền từ lọ từ thiện thì bạn có thể chia sẻ và trao yêu thương đến các hoàn cảnh gặp khó khăn ở ngoài xã hội đang cần giúp đỡ. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng khoản này để giúp đỡ người thân/ bạn bè. Mặc dù, khoản này khi trao đi thì sẽ không hoặc ít được thu hồi lại. Tuy nhiên, nó mang lại những giá trị to lớn cho cá nhân và đồng thời còn nuôi dưỡng tâm hồn.
3. Xác định thời gian: là phần không kém phần quan trọng, bởi vì nó sẽ giúp mình biết được kế hoạch có thành công hay không mà việc xác định được thời gian thì cần dựa trên tình trạng tài chính cá nhân và mục tiêu mà mình hướng tới. Tuy nhiên, bạn không nên đặt mốc thời gian quá dài. Bởi vì nếu sẽ khó kiểm soát và dễ làm cho chúng ta chán nản
Bước 5: Tuân thủ kế hoạch chi tiêu
Một bước khá khó khăn trong quá trình thực hiện đối với bao người, vì ở bước này bạn cần có tinh thần nghiêm túc, kiên nhẫn và tính kỹ luật tự đặt ra cho bản thân mình. Nhưng nếu bạn thực hiện được bạn sẽ nhận được quả ngọt