Bạn mong muốn công việc tương lai của mình là vị trí nhân viên “Hành Chính Nhân Sự”, nhưng bạn đang không biết học ngành gì để có thể ứng tuyển vào vị trí này và những kỹ năng cần thiết cùng với lộ trình thăng tiến ra sao?
1. Hành chính nhân sự là gì?
Hành chính nhân sự là một trong những bộ phận quan trọng đối với mỗi tổ chức, bộ phận này không chỉ liên quan đến việc lưu trữ văn thư, lưu trữ thông tin và chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến thủ tục hành chính mà còn đảm bảo mọi hoạt động nhân sự trong tổ chức được diễn ra suôn sẻ.
2. Học ngành gì để làm hành chính nhân sự?
Đối với vị trí hành chính nhân sự, hiện nay có khá nhiều ngành học để bạn có thể lựa và cân nhắc. Dưới đây là là những ngành học phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Ngành quản trị nhân lực: Là một trong những ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức và cơ sở vững vàng về quản lý nguồn nhân lực ở trong một tổ chức để đảm bảo công việc được tốt nhất.
- Ngành quản lý nhân sự: Ngành học này chủ yếu tập trung vào việc quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức với quy mô vừa và lớn. Hơn thế nữa, ngành học này còn mang lại cơ hội cho bạn tiếp cận với các vị trí cao như chuyên viên đào tạo, trưởng bộ phận nhân sự, hoặc chuyên viên tiền lương và phúc lợi.
- Ngành quản lý nguồn nhân lực: Đây là một ngành học mà bạn có thể ứng tuyển vào phòng nhân sự với nhiều vị trí và chức danh khác nhau. Do đó, việc lựa chọn và ứng tuyển một công việc cũng dễ dàng và phù hợp hơn.
- Ngành quản trị hành chính nhân sự: Với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo tại nhà trường, bạn có thể dễ dàng ứng tuyển vào vị trí hành chính nhân sự mà bạn mong muốn, hoặc các vị rí liên quan đến hành chính, hay quản lý nhân viên tại một doanh nghiệp
3. 5 kỹ năng cần thiết dành cho vị trí nhân sự
- Giao tiếp tốt, xử lý tình huống linh hoạt (quan sát + lắng nghe): Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết ở bất cứ ngành nghề nào, không chỉ riêng về vị trí hành chính nhân sự. Bên cạnh đó khả năng lắng nghe cẩn thận và quan sát môi trường làm việc sẽ giúp cho hành chính nhân sự có thể giao tiếp một cách khéo léo cũng như là đưa ra những hành động, quyết định và đặc biệt là xử lý tình huống một cách linh hoạt và hợp lý.
- Cẩn trọng, tỉ mỉ: Công việc của hành chính nhân sự thường liên quan đến các giấy tờ, sổ sách, kiểm kê, bảo quản hồ sơ,… Do đó, nhân viên hành chính nhân sự cần phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và ngăn nắp
- Tin học văn phòng : Đây có thể là kỹ năng bắt buộc và thực hiện nó một cách nhuần nhuyễn đối với một hành chính nhân sự. Bởi vì hành chính nhân sự sẽ thực hiện những công việc: lưu trữ giấy tờ, giám sát các công việc của các nhân viên khác, bảng lương,… thì điều cần sử dụng đến tin học văn phòng.
- Kỹ năng quản lý (công việc, thời gian) và tổ chức: Những người có tính cẩn thận, gọn gàng và biết sắp xếp được công việc, thời gian một cách hợp lý và khoa học, thường là nhân viên làm việc có đầu óc tổ chức tốt, năng suất và hiệu quả cao. Do công việc của hành chính nhân sự thường đa dạng và lớn, vì thế khả năng ưu tiên những công việc quan trọng và phân chia thời gian cho hợp lý là một điều cần thiết.
- Trau dồi đạo đức của người làm nhân sự: Có đạo đức tốt là một điều cần phải có ở một nhân viên hành chính nhân sự. Vì đây là một vị trí được cấp trên/giám đóc tin tưởng, tín nhiệm để chia sẻ và giao cho những công việc liên quan tới lương của các nhân viên khác. Mà điều này thường ở các doanh nghiệp sẽ là điều bí mật nhằm hạn chế và tránh những tình trạng các nhân viên sân si, ganh tị với nhau.
4. Lộ trình thăng tiến
Dưới đây là 2 lộ trình phổ biến của vị trí hành chính nhân sự, bạn có thể tham khảo:
- Thăng tiến theo chiều dọc: Tăng theo cấp bậc, có nghĩa là từ vị trí nhân viên bạn sẽ được lên thành vị trí chuyên viên, trường phòng và cao nhất là giám đốc của vị trí hành chính nhân sự.
- Thăng tiền theo ngành: Đây là lộ trình thăng tiến về việc tăng quyền hạn và trách nhiệm, tuy nhiên mức độ cấp bậc không được tăng (cùng mức độ cấp bậc). Dễ hiểu hơn là khi bạn đang là trưởng phòng tuyển dụng, bạn được đề bạc lên trưởng phòng đào tạo thì với vị trí này bạn sẽ có quyền hạn nhiều hơn, trách nhiệm cũng cao hơn, nhưng về vị trí giữa trưởng phòng tuyển dụng và trưởng phòng đào tạo thì vẫn ngang nhau