Tính cách từ tốn, lối sống nhàn nhã thong dong, không vội vàng gấp gáp, xuất phát từ tập quán canh tác lúa mùa.
Nội dung
Vốn là vùng đất trù phú màu mỡ nên việc canh tác lúa thuở xa xưa của người Phương Nam đều thuận theo tự nhiên. Khi đó lúa mùa là loại lúa duy nhất phù hợp với điều kiện tự nhiên lúc bấy giờ.
Hạt lúa được sạ xuống mặt ruộng, chúng tự nảy mầm lớn lên và đến nửa năm sau, cây lúa mùa bắt đầu trổ bông. Tuy nhiên, hình thức canh tác lúa một vụ và thuận theo tự nhiên cho năng suất không cao, không đáp ứng được nhu cầu lương thực ngày càng tăng của xã hội. Trước nhu cầu tất yếu đó, việc gia tăng sản xuất lúa cao sản từ 2 đến 3 vụ ra đời.
Mặc dù đã nhường chỗ cho một hình thức canh tác phù hợp hơn, nhưng giai đoạn canh tác lúa mùa cũng có thời gian gắn bó với cư dân Nam Bộ hàng mấy trăm năm, điều đó đã tạo nên nét văn hóa và tính cách của người Nam Bộ.
Ông Lê Quốc Việt ở khu phố Minh Phú, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, là một trong những người từng gắn bó với giai đoạn canh tác lúa mùa, ký ức về cây lúa mùa, quá trình canh tác trong ngành nông nghiệp cùng với việc nghiên cứu tìm hiều, để bảo tồn giống lúa mùa. Ông Việt càng am hiểu hơn về văn hóa lúa mùa của cư dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nét đặc trung trong tính cách của người Nam bộ được hình thành bởi sự cộng hưởng nhiều yếu tố từ điều kiện sống, sinh hoạt của họ qua hàng thế kỷ. trong đó tập quán canh tác lúa mùa góp phần không nhỏ trong việc hình thành những nét đặc trưng văn hóa của cư dân Nam bộ lúc bấy giờ.
Nếu như tính phóng túng, hào sảng xuất phát từ điều kiện tự nhiên, dồi dào sản vật, thì tính cách từ tốn, lối sống nhàn nhã thong dong, không vội vàng gấp gáp, xuất phát từ tập quán canh tác lúa mùa.
Nguồn bài viết
Bài viết được trích dẫn từ Đài truyền hình Kiên Giang