1. Thực hành tư duy đổi mới sáng tạo trong xây dựng nội dung số
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo và quy trình tư duy thiết kế ý tưởng trong môi trường số. Áp dụng vào thực tế để đề xuất ý tưởng và xây dựng các sản phẩm nội dung số phù hợp với cộng đồng. Sử dụng công nghệ số trong việc phát triển các ý tưởng, dự án và tìm kiếm cơ hội mới
1.1 Kiến thức
- Mô tả được các đặc trưng của tư duy sáng tạo và quy trình tư duy thiết kế.
- Định nghĩa năng lực thấu cảm và phân tích tầm quan trọng của thấu cảm, phân tích nhu cầu người dùng.
- Phân tích quy trình tư duy thiết kế, mối liên hệ giữa các bước trong tư duy thiết kế.
- Liệt kê được các công cụ và công nghệ số có thể sử dụng để tạo lập kiến thức và đổi mới sáng tạo
- Nhận diện được các xu thế sáng tạo nội dung số để áp dụng vào hoạt động tạo lập nội dung số.
- Tổng hợp tri thức và chia sẻ kinh nghiệm, làm cơ sở để hướng dẫn thực hành tư duy sáng tạo phát triển nội dung số.
- Đề xuất các ý tưởng và giải pháp cho việc hợp tác làm việc nhóm trên môi trường số hiệu quả
1.2 Kỹ năng
- Vận dụng tư duy đổi mới sáng tạo và tư duy thiết kế để phát hiện, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực cụ thể.
- Thực hành tư duy thấu cảm trong khảo sát, phân tích nhu cầu và đề xuất giải pháp cho một vấn đề thực tiễn.
- Lựa chọn các công cụ và công nghệ số để áp dụng vào việc phát triển các ý tưởng, dự án và tìm kiếm cơ hội mới.
- Vận dụng quy trình tư duy thiết kế để tạo ra được các ý tưởng và hình mẫu, sản phẩm và dịch vụ cho cụ thể.
- Xây dựng được dự án hoặc thuyết minh đề xuất ý tưởng đổi mới sáng tạo.
- Hướng dẫn người khác thực hành tư duy đổi mới sáng tạo và thiết kế ý tưởng trong việc xây dựng nội dung số.
- Sáng tạo để giải quyết khái niệm khác nhau và các tình huống khác nhau trong các môi trường số.
1.3 Phẩm chất
- Thấu cảm
- Sáng tạo
- Giải quyết vấn đề
- Tư duy đổi mới
- Tư duy phản biện
- Phán đoán và ra quyết định
- Tính linh hoạt
2. Tạo lập nội dung số (công cụ và phương pháp)
Tạo lập và sửa đổi các sản phẩm số ở các định dạng khác nhau. Chỉnh sửa, tích hợp các nội dung số hiện có để bổ sung giá trị hoặc tạo sản phẩm số phái sinh. Sử dụng các công cụ và công nghệ để tạo lập các sản phẩm số độc đáo và sáng tạo
2.1 Kiến thức
- Mô tả được các bước trong quy trình sản xuất nội dung số, sản phẩm số trong một lĩnh vực cụ thể
- Hiểu biết kiến thức cơ bản về chỉnh sửa và mã hóa, âm thanh, hình ảnh và video, ứng dụng và giao diện, trang web.
- Xác định công cụ để tạo và sửa nội dung ở các định dạng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
- Chọn cách thức và công cụ để thể hiện bản thân qua việc tạo lập các phương tiện số khác nhau.
- Thảo luận các phương thức để sửa đổi, đổi, sàng lọc, cải tiến và tích hợp nội dung và thông tin mới để tạo ra những nội dung và thông tin mới.
- Tích hợp tri thức cá nhân với kinh nghiệm thực tiễn để đóng góp vào kho tri thức chung về tạo lập và phát triển nội dung số.
- Đề xuất các ý tưởng mới và quy trình cho hoạt động sáng tạo và tạo lập nội dung số.
2.2 Kỹ năng
- Lựa chọn được công cụ và phương pháp phù hợp để thiết kế và/ hoặc tạo ra các sản phẩm số mới
- Sử dụng công cụ và công nghệ số để phát triển và quản lý các ý tưởng, dự án mới và tạo ra những cơ hội mới cho bản thân.
- Thiết kế và/hoặc tạo ra các vật thể số và vật liệu kỹ thuật số mới như chữ viết, chữ ký số, hình ảnh kỹ thuật số, video.
- Tùy chỉnh các công cụ và các công nghệ số thích hợp nhất để tạo lập kiến thức và đổi mới các quy trình và sản phẩm.
- Xây dựng hình ảnh bản thân thông qua việc thường xuyên sản xuất các sản phẩm số.
- Hướng dẫn người khác sử dụng công cụ và phương thức phù hợp để tạo ra các sản phẩm nội dung số.
- Sáng tạo các phương thức để tạo phát triển và tạo lập nội dung số độc đáo
2.3 Phẩm chất
- Thấu cảm
- Sáng tạo
- Giải quyết vấn đề
- Tư duy đổi mới
- Tư duy phản biện
- Phán đoán và ra quyết định
- Tính linh hoạt
3. Áp dụng các cơ sở pháp lý trong xây dựng, phát triển và sử dụng nội dung số
Áp dụng đúng, linh hoạt và sáng tạo hệ thống giấy phép, các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế về vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ để tạo lập, phát hành, chia sẻ và sử dụng các nội dung số phù hợp với pháp luật hiện hành.
3.1 Kiến thức
- Liệt kê được hệ thống văn bản pháp luật quốc tế và trong nước liên quan đến sở hữu trí tuệ và quyền tác giả.
- Xác định các quy tắc đơn giản về bản quyền và các giấy phép, áp dụng cho dữ liệu, thông tin và nội dung số
- Đọc hiểu và giải thích được khái niệm bản quyền và các giấy phép truy cập mở.
- Chỉ ra các quy tắc đang được sử dụng hiện nay về bản quyền và các giấy phép áp dụng cho dữ liệu, thông tin và nội dung số
- Thảo luận các quy tắc về bản quyền và các giấy phép áp dụng cho dữ liệu, thông tin và nội dung số.
- Phân tích được các thách thức trong việc áp dụng bản quyền số cho các tác phẩm sáng tạo trong môi trường số.
- Tạo lập các giải pháp để áp dụng giấy phép và bản quyền số đối với các sản phẩm số.
- Đề xuất các ý tưởng mới và quy trình cho việc áp dụng các quy định của pháp luật và hệ thống giấy phép mở vào tạo lập và phát hành nội dung số.
3.3 Kỹ năng
- Áp dụng bản quyền và các giấy phép truy cập mở vào việc tạo lập và phát hành dữ liệu, thông tin và nội dung số.
- Thực hiện vai trò trung gian để chia sẻ thông tin và dữ liệu, nội dung thông qua các phương pháp tham chiếu và ghi công phù hợp.
- Thúc đẩy cộng đồng (người sáng tạo và người sử dụng) áp dụng các giấy phép truy cập mở đối với các sản phẩm số.
- Xây dựng các giải pháp áp dụng giấy phép và bản quyền số vào bối cảnh Việt Nam.
- Hướng dẫn các cá nhân, tổ chức áp dụng giấy phép mở và truy cập mở đối với các tác phẩm số.
3.3 Phẩm chất
- Thấu cảm
- Sáng tạo
- Giải quyết vấn đề
- Tư duy đổi mới
- Tư duy phản biện
- Phán đoán và ra quyết định
- Tính linh hoạt
4. Ngôn ngữ lập trình (tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển ứng dụng trên nền tảng số)
Sử dụng được các ngôn ngữ lập trình căn bản để tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển các sản phẩm, ứng dụng trên nền tảng số.
4.1 Kiến thức
- Liệt kê được các ngôn ngữ lập trình web và lập trình ứng dụng phổ biến.
- Liệt kê và mô tả các lệnh đơn giản cho một hệ thống tính toán để giải quyết vấn đề đơn giản hoặc thực hiện một nhiệm vụ đơn giản.
- Liệt kê và mô tả được các lệnh của một hệ thống tính toán để giải quyết các vấn đề thường xuyên hoặc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên.
- Giải thích được cách thức sử dụng ngôn ngữ lập trình để phát triển ứng dụng, phần mềm và website.
- So sánh được các ưu, nhược điểm của các ngôn ngữ lập trình ứng dụng phổ biến.
- Áp dụng tư duy thiết kế hệ thống để xây dựng cấu trúc của các ứng dụng và phần mềm.
- Tích hợp tri thức cá nhân với kinh nghiệm thực tiễn để đóng góp vào kho tri thức chung và hướng dẫn người khác lập trình
- Đề xuất các ý tưởng và các quy trình mới cho việc phát triển ứng dụng mới.
4.2 Kỹ năng
- Vận hành với các hướng dẫn cho hệ thống máy tính để giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện các tác vụ khác nhau.
- Tùy chỉnh các ứng dụng, website mã nguồn mở cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Lựa chọn các cách thức để sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp các nội dung và thông tin có sẵn để tạo ra nội dung và thông tin mới.
- Phát hiện và tìm cách giải quyết các vấn đề/ lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm và thiết bị số
- Xây dựng các ứng dụng, website trên cơ sở sử dụng ngôn ngữ lập trình đã được học.
- Hướng dẫn người học phát triển các ứng dụng trên nền tảng một ngôn ngữ lập trình nhất định
4.3 Phẩm chất
- Thấu cảm
- Sáng tạo
- Giải quyết vấn đề
- Tư duy đổi mới
- Tư duy phản biện
- Phán đoán và ra quyết định
- Tính linh hoạt