Nhận diện được các cơ hội và thách thức trong môi trường học tập trực tuyến. Hiểu được nhu cầu và sở thích cá nhân với tư cách là người học tập trong môi trường số. Học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả trong môi trường giàu công nghệ, cả chính thức và không chính thức. Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời đối với sự phát triển cá nhân. Thúc đẩy truy cập mở và chia sẻ thông tin
1. Nhận biết xu thế và cơ hội của đào tạo trực tuyến
Hiểu được nhu cầu và sở thích cá nhân với tư cách là người học tập trong môi trường số. Chủ động tìm kiếm các cơ hội học tập để phát triển năng lực cá nhân và hình thành thói quen học tập suốt đời.
1.1 Kiến thức
- Nhận diện và mô tả được các xu thế giáo dục mới nổi trên nền tảng Internet.
- Nhận diện nhu cầu và sở thích cá nhân với tư cách là người học tập trong môi trường số.
- Liệt kê được các hình thức học tập trong môi trường số.
- Nhận diện cơ hội và thách thức liên quan đến việc học trực tuyến cho cá nhân.
- Giải thích được sự khác nhau giữa các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, đào tạo kết hợp.
- Phân tích được các ưu nhược điểm của đào tạo trực tuyến và đào tạo kết hợp.
- Đánh giá tác động của công nghệ đối với hoạt đào tạo trực tuyến.
- Phân tích tầm quan trọng của việc học tập suốt đời đối với sự phát triển của cá nhân.
- Đề xuất các ý tưởng cho các sản phẩm và dịch vụ đào tạo trong môi trường số.
1.2 Kỹ năng
- Xây dựng động lực và thói quen không ngừng khám phá, học hỏi để hình thành khả năng học tập suốt đời.
- Tìm kiếm cơ hội học tập, nâng cao trình độ thông qua các khóa học, chương trình học trực tuyến.
- Phân biệt và đánh giá được các hình thức đào tạo trực tuyến hiện hành
- Kiểm tra chất lượng và sự phù hợp của các khóa học trực tuyến và lựa chọn để tham gia.
- Thúc đẩy phương thức học tập trực tuyến và sử dụng các công cụ vào hỗ trợ học tập trong kỷ nguyên số.
- Xây dựng kế hoạch cá nhân cho học tập trực tuyến và học tập suốt đời.
- Tham gia thúc đẩy hình thức học tập trực tuyến trong cộng đồng.
1.3 Phẩm chất
- Sẵn sàng học hỏi suốt đời
- Tự định hướng
- Tự phản chiếu
- Khả năng thích ứng
- Sự tự tin
2. Học tập số
Sử dụng các thiết bị và áp dụng các phần mềm vào hoạt động học tập cá nhân nhằm nâng cao khả năng học thuật ở môi trường số, chủ động tham dự các hoạt động học thuật chuyên ngành, hoặc lĩnh vực nghiên cứu phụ thuộc và hệ thống và môi trường số
2.1 Kiến thức
- Liệt kê và mô tả được các thiết bị số có thể sử dụng cho hoạt động học tập
- Liệt kê và mô tả được các tính năng của ứng dụng/phần mềm dùng cho hoạt động học tập.
- Nhận biết và thảo luận các nhu cầu về năng lực số của cá nhân sẽ được cải thiện hoặc cập nhật ở đâu.
- Xác định và tìm kiếm các cơ hội tự phát triển của cá nhân, và duy trì được việc cập nhật với sự tiến bộ của công nghệ số.
- Tích hợp kiến thức cá nhân với kinh nghiệm thực tế để xây dựng, hướng dẫn những người khác xóa bỏ khoảng cách về năng lực số.
- Đề xuất các ý tưởng, quy trình và phương thức học tập hiệu quả trong môi trường số
2.2 Kỹ năng
- Sử dụng các ứng dụng học tập, các thiết bị và phần mềm để tham gia các hình thức học tập trực tuyến hoặc kết hợp
- Sử dụng các phần mềm soạn thảo, trình chiếu, tính toán phục vụ cho hoạt động học tập.
- Thiết kế quản lý thời gian và công việc bằng phần mềm và thiết bị số.
- Quan sát các cơ hội để tự phát triển và duy trì được sự cập nhật kiến thức đối với sự tiến bộ của công nghệ số.
- Lập kế hoạch theo dõi tiến trình phát triển năng lực số cá nhân.
- Lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để cải thiện hoặc cập nhật năng lực số của bản thân.
- Kiểm tra được năng lực số của những người khác.
- Biên soạn kinh nghiệm học tập công nghệ số của cá nhân để chia sẻ cho cộng đồng.
- Hướng dẫn người khác sử dụng thiết bị và phần mềm phục vụ học tập.
2.3 Phẩm chất
- Sẵn sàng học hỏi suốt đời
- Tự định hướng
- Tự phản chiếu
- Khả năng thích ứng
- Sự tự tin
3. Truy cập mở đến nguồn tài nguyên học tập
Nhận diện tầm quan trọng của truy cập mở đối sự phát triển của giáo dục và khoa học cũng như thúc đẩy chia sẻ và vận dụng tri thức. Chủ động trong việc tạo lập, chia sẻ và sử dụng các nguồn tài nguyên giáo dục mở, dữ liệu mở. Tham gia thúc đẩy phát triển tài nguyên giáo dục mở trong môi trường học thuật số
3.1 Kiến thức
- Liệt kê được các nguồn tài nguyên giáo dục mở phổ biến trong môi trường số.
- Phát biểu được các khái niệm căn bản về truy cập mở, giáo dục mở, khoa học mở, dữ liệu mở và tài nguyên giáo dục mở.
- Nhận diện được các bên liên quan tham gia vào quá trình thúc đẩy truy cập mở đến các nguồn tài nguyên học tập.
- Phân tích vai trò của giấy phép mở đối với việc chia sẻ và sử dụng thông tin trong môi trường số
- Tích hợp kiến thức cá nhân với kinh nghiệm thực tế để hướng dẫn xây dựng và khai thác các tài nguyên học tập trực tuyến mở.
- Đề xuất các ý tưởng, quy trình và phương thức để thúc đẩy truy cập mở trong môi trường học thuật số.
3.2 Kỹ năng
- Khai thác được các nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho việc học tập và nâng cao trình độ.
- Ứng dụng giấy phép để cấp phép cho các nguồn học liệu do mình tạo ra, thu thập hoặc tổng hợp.
- Phát triển cộng đồng người sử dụng và chia sẻ các nguồn tài liệu học thuật truy cập mở.
- Tạo lập tài nguyên giáo dục mở và chia sẻ cho cộng đồng.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy truy cập mở trong môi trường học thuật
- Thẩm định các nguồn tài nguyên truy cập mở trước khi sử dụng và chia sẻ.
- Hướng dẫn người khác tạo lập các nguồn tài nguyên giáo dục mở và cấp phép mở nội dung số.
- Đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy truy cập mở đến các nguồn thông tin khoa học trong bối cảnh Việt Nam
3.3 Phẩm chất
- Sẵn sàng học hỏi suốt đời
- Tự định hướng
- Tự phản chiếu
- Khả năng thích ứng
- Sự tự tin