Chuyển đổi số giáo dục mầm non đang dần trở thành xu hướng tất yếu tại các trường mầm non nhằm tăng hiệu quả quản lý và tương tác giữa phụ huynh và nhà trường. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển cho giáo dục mầm non. Gần đây, các cơ sở giáo dục mầm non toàn quốc đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi số trong chăm sóc, giáo dục trẻ và tương tác với phụ huynh đạt được nhiều hiệu quả tích cực.
1. Khái quát
Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là một “hành trình” đưa những công nghệ mới vào công tác giáo dục và đào tạo từ đó giúp nâng cao trải nghiệm của người học; gia tăng tương tác với phụ huynh và tinh gọn quy trình quản lý tại trường mầm non giúp cho công tác giáo dục & đào tạo được hiệu quả hơn.
Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo nên một mô hình quản lý giáo dục mới thông minh hơn, thuận tiện hơn, từ đó giúp việc truyền đạt và trao đổi thông tin với phụ huynh được nhanh chóng, nhất là với bậc giáo dục mầm non.
2. Thực trạng và khó khăn trong chuyển đổi số tại các trường mầm non
Theo thống kê của Sở Giáo dục - Đào tạo, hiện tại ngành giáo dục thành phố đã số hóa toàn bộ hồ sơ của 465 đơn vị trường mầm non công lập và 858 đơn vị trường mầm non tư thục. Trong đó, các cơ quan đặt mục tiêu chung sự phát triển công nghệ là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số. Chuyển đổi số đang được đa số các quản lý tại trường mầm non đánh giá là hiệu quả, giúp dễ dàng quản lý thông tin học sinh, nâng cao hiệu quả tương tác với trẻ và phụ huynh.
Tuy việc chuyển đổi số đem lại hiệu quả trong quản lý cho các trường mầm non nhưng một số đơn vị vẫn rất thận trọng trong việc đổi mới đưa công nghệ vào quản lý giáo dục hạn chế về kiến thức tin học phổ thông và kĩ năng sử dụng phần mềm còn chưa thuần thục. Việc thích nghi với thay đổi vẫn đang là thách thức lớn với nhiều cơ sở giáo dục mầm non
Vấn đề về tài chính cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi số giáo dục mầm non. Các trường học thường phải cân đối tài chính để có thể lựa chọn các phần mềm mang tính ứng dụng hiệu quả với chi phí hợp lý. Hơn nữa, bài toán về nhân sự cũng đang là một khó khăn đối với các trường mầm non vì khi triển khai phần mềm cần phải có nhân sự chủ chốt thông thạo nghiệp vụ hệ thống; một số trường liên tục thay đổi quản trị viên nên phải đào tạo lại quy trình sử dụng phần mềm khiến cho việc chuyển đổi số bị trì trệ.
3. Giải pháp
3.1 Truyền thông về nhận thức chuyển đổi số trong giáo dục đến cho các cán bộ nhân viên và phụ huynh học sinh
Khi bắt đầu chuyển đổi số, việc tiên quyết cần phải làm là thuyết phục đội ngũ nhân sự bỏ đi các công cụ cũ để chuyển sang quản lý trên hệ thống. Các bước bắt đầu thường sẽ rất khó khăn, tuy nhiên, việc truyền thông về tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ là bước đà giúp củng cố tinh thần của đội ngũ tham gia chuyển đổi số. Từ đó, công tác chuyển đổi số giáo dục cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Đối với phụ huynh học sinh, việc truyền thông chuyển đổi số càng phải được quan tâm vì chính phụ huynh học sinh cũng sẽ là người sử dụng hệ thống. Chính vì vậy, các đơn vị cần phải truyền thông và hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng hệ thống để họ cùng hợp tác mang lại hiệu quả chuyển đổi số cao nhất.
3.2 Chuẩn bị đội ngũ nhân lực, tăng cường tổ chức tập huấn về công nghệ thông tin cho CB-NV
Yếu tố con người là yếu tố quyết định trên hành trình chuyển đổi số của bất kì tổ chức nào. Muốn thành công thì cần phải bắt đầu với một đội ngũ có chuyên môn cao để thực hiện vị trí chủ chốt trong quản trị hệ thống. Tại các đơn vị giáo dục mầm non, cần phải tăng cường những buổi tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống, cách nhập/xóa thông tin trên hệ thống, quy trình nghiệp vụ để mỗi nhân sự tham gia đều có thể hiểu và thao tác dễ dàng.
3.3 Xây dựng hệ thống thông tin riêng mang tính thương hiệu của nhà trường
Để quản lý tốt trước tiên nhà trường cần ưu tiên xây dựng những kênh truyền thông riêng mang tính thương hiệu để làm cầu nối thông tin trên hành trình chuyển đổi số. Những kênh thông tin có thể kể đến như: Zalo OA, hệ thống thông tin nội bộ, trang Facebook, website… giúp việc truyền thông và tương tác với phụ huynh hiệu quả. Khi công tác quản lý giáo dục được số hóa, nhà trường củng cố được hệ thống thông tin, từ đó, việc truyền tải thông tin nội bộ và truyền thông bên ngoài luôn được hiệu quả và thuận tiện hơn.