Cho dù chúng ta có nhận ra hay không, trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence) đã trở thành một thành phần thiết yếu trong nhiều ngành nghề. Bắt đầu từ các thiết bị di động thông minh, thể thao, xây dựng - kiến trúc đến trí tuệ nhân tạo trong giáo dục,... công nghệ này đang mang lại tác động trên mọi lĩnh vực với khả năng sử dụng trong những tình huống khác nhau.
Khi nói đến giáo dục và học tập, sự hợp nhất của AI với hệ thống học tập kỹ thuật số ngày nay đã tạo nên khái niệm học tập hoàn toàn mới. Thị trường giáo dục kỹ thuật số, thường được gọi là thị trường e-Learning, đang tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các ứng dụng dịch vụ AI. Tạo ra sự khác biệt, từ các khóa học kỹ thuật số đến tài liệu tham khảo trực tuyến và lớp học ảo, trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đã cách mạng hóa các phương pháp học tập truyền thống.
Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục quan trọng hơn những gì chúng ta biết. Hơn 50% trường học và trường đại học trên thế giới hiện nay dựa vào AI để hỗ trợ hành chính. Cùng với đó, nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập với AI có nhiều hiệu quả
1.2 Ứng dụng
Một ví dụ cụ thể là hệ thống học trực tuyến như Coursera, Udemy hay Khan Academy sử dụng trí tuệ nhân tạo để đề xuất khóa học phù hợp với từng học viên dựa trên khả năng, quan tâm và mục tiêu học tập của họ. Thông qua việc phân tích dữ liệu và đánh giá tiến trình học, AI sẽ gợi ý các khóa học thích hợp và tạo ra lộ trình cá nhân hóa cho mỗi học viên.
1.1 Nội dung
Trí tuệ nhân tạo sẽ tổng hợp dữ liệu để đề xuất lộ trình học tập rõ ràng, phù hợp với từng học viên. Sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, tiềm năng phát triển giữa các học viên sẽ được giải quyết. Giáo dục được ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm hướng tới sự tối ưu hóa khả năng tiếp thu, khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh riêng của từng người.
Những bảng thành tích không còn là đích đến của giáo dục. Thay vì so sánh mình với người khác, AI giúp người học tập trung vào việc hiểu mình, tìm ra cách học tốt nhất và cho thấy sự cải thiện sau từng giai đoạn. Nếu sự so sánh có xảy ra thì đó là những thay đổi của chính người học trước và sau khi hoàn tất lộ trình học tập.
1. Trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa lộ trình học tập
2.2 Ứng dụng
Một ví dụ là sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các nền tảng học tập trực quan, tương tác như EdX hoặc Smart Sparrow. Các nền tảng này cung cấp trải nghiệm học tập đa chiều thông qua việc sử dụng tài liệu tương tác, bài kiểm tra và các hoạt động trực quan. Điều này giúp học viên học tập một cách hiệu quả và thú vị hơn.
2.1 Nội dung
AI có khả năng tạo ra nhiều định dạng nội dung mới và sáng tạo. Không còn bảng, phấn hay ghi chép nhàm chán, trí tuệ nhân tạo tạo ra trải nghiệm học hiện đại với:
- Tương tác đa chiều: Tài liệu, giáo án, bài kiểm tra và những trò chơi tương tác được áp dụng để học viên hiểu, nhớ bài, tra cứu dễ dàng hơn. Người học không chỉ nhìn, chép mà còn nghe, chạm, phản xạ cùng những kiến thức mới. Từ đây, quá trình tiếp thu, ghi nhớ và ôn tập trở nên hiệu quả hơn.
- Trực quan hóa thông tin: Trí tuệ nhân tạo có thể hình ảnh hóa, mô phỏng, sử dụng văn bản tùy biến theo tính chất thông tin. Vì AI biết đánh giá và chọn cách truyền tải nội dung dưới hình thức nào là dễ hiểu nhất. Thông qua dữ liệu và công cụ sẵn có, công thức toán học hay thí nghiệm hóa học cũng được minh họa một cách đơn giản, thực tế hơn.
- Cập nhật kiến thức liên tục: Không những sở hữu kho dữ liệu gốc khổng lồ, AI còn nhanh chóng cập nhật liên tục kiến thức mới. Ví dụ như trí tuệ nhân tạo có thể truy cập những công trình nghiên cứu khoa học với đầy đủ thông tin, quá trình, kết luận cùng những quan điểm của chuyên gia trong ngành. Song, AI còn “biết” hiện nay công trình này đã được ứng dụng, phát triển thêm như thế nào.
2. Trí tuệ nhân tạo đa dạng hóa cách thức truyền tải nội dung
3.2 Ứng dụng
Một ví dụ là sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các ứng dụng di động như Duolingo hoặc Rosetta Stone để hỗ trợ việc học ngôn ngữ. Các ứng dụng này sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp phản hồi tức thì và đề xuất các bài học phù hợp với trình độ và mục tiêu của từng người học. Học viên có thể tiếp cận tri thức và nhận được hướng dẫn bất kỳ lúc nào, giúp họ tự học một cách hiệu quả và linh hoạt.
3.1 Nội dung
Trí tuệ nhân tạo luôn túc trực 24/7 để giải đáp thắc mắc, góp ý và chỉnh sửa các lỗi sai cho người học. Khi không còn rào cản về thời gian, học sinh có thể chủ động chuẩn bị bài trước, rèn luyện hoặc đào sâu nghiên cứu bất cứ lúc nào. Sự tiện lợi này còn đặc biệt hữu ích ở giai đoạn nước rút trước kỳ thi, học viên được hỗ trợ ngay lập tức và cũng giúp giảm gánh nặng cho người dạy.
Ngoài rèn luyện tinh thần tự học, trí tuệ nhân tạo còn giúp thế hệ tương lai tự thỏa sức khám phá. Bước ra khỏi lớp học, học viên có thể tìm hiểu bất kỳ lĩnh vực nào mà luôn có “gia sư” đi cùng. Học viên được hướng dẫn, đề xuất những kỹ năng/kiến thức liên quan, thậm chí thực hiện các dự án với sự đồng hành của AI.
3. AI trở thành “gia sư riêng” cho từng học viên
4.2 Ứng dụng
Một ví dụ là sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển các ứng dụng học tập dành riêng cho người khiếm thị hoặc người câm. Ví dụ như ứng dụng Be My Eyes sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh để mô tả các đối tượng hoặc văn bản cho người khiếm thị. Điều này giúp họ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng và tăng cường khả năng học tập của họ.
4.1 Nội dung
Những học sinh “đặc biệt” được tiếp cận tri thức theo cách đặc biệt. Những người khiếm thị có thể nghe được giọng “giáo viên” giảng bài đầy cảm xúc mọi lúc, mọi nơi. Hình ảnh, ký hiệu dựa trên bảng chữ cái được AI tổng hợp thành thông tin, giúp người khuyết tật câm, điếc không cần chờ đợi chuyển thể. Giáo dục trở nên công bằng và trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi những điều số phận quy định với những học sinh khuyết tật.
4. Người khuyết tật tiếp cận tri thức dễ dàng
5.2 Ứng dụng
Một ví dụ là sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các công cụ tư vấn nghề nghiệp như My Next Move hoặc Sokanu. Các công cụ này thu thập thông tin về khả năng, sở thích và tư duy của mỗi người để đề xuất các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Trí tuệ nhân tạo cung cấp thông tin và khuyến nghị dựa trên dữ liệu cá nhân, giúp học viên định hướng nghề nghiệp một cách chính xác hơn.
5.1 Nội dung
Bất lợi đối với nền giáo dục của các nước đang phát triển, học sinh được đào tạo đồng bộ, ít có cơ hội khám phá và thiếu sự định hướng dựa trên khả năng cá nhân. Trí tuệ nhân tạo sẽ giải quyết thực trạng này bằng cách tổng hợp, phân tích khả năng, sở thích, tư duy của từng người để định hướng nghề nghiệp.
Trí tuệ nhân tạo không đề xuất một cách cảm quan mà sẽ dựa trên dữ liệu cá nhân, thực trạng làm việc và cả tố chất của những người thành công trong lĩnh vực đó. Tất nhiên là có sai số, nhưng trẻ em vẫn có cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp chắc chắn hơn là những lời khuyên, thông tin thiếu căn cứ.
5. Trí tuệ nhân tạo định hướng nghề nghiệp
6.2 Ứng dụng
Một ví dụ là sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động chấm bài và phân tích kết quả trong các hệ thống quản lý học tập như Moodle hoặc Blackboard. Điều này giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và năng lượng để tập trung vào việc giảng dạy và hướng dẫn cá nhân hơn. Ngoài ra, AI có thể đưa ra phản hồi tức thì và gợi ý cải thiện dựa trên các lỗi phổ biến của học viên.
6.1 Nội dung
Giáo viên không cần phải 1 mình thực hiện nhiều tác vụ lặp lại như chấm bài, thống kê điểm, báo cáo giáo án… AI sẽ thiết lập những công việc này được tự động hóa. Nhờ đó, người dạy có thể tập trung vào chuyên môn, nâng cao tay nghề và hướng dẫn học sinh sát sao hơn.
Bên cạnh đó, AI sẽ “dự giờ” để phản hồi, đưa ra lời khuyên trước những thiếu sót như học sinh không theo kịp, 1 kiến thức mà học viên mắc lỗi liên tục… Nhờ đó, giáo viên nhẹ gánh, chất lượng giảng dạy được nâng cao và có nhiều thời gian để chiêm nghiệm kiến thức, nghiệp vụ sư phạm.