Đầu năm 2020 chúng ta đã chứng kiến 1 sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Đại dịch Covid 19 là một cú hit xoay đổi vòng trục hoạt động của hầu hết tất cả các ngành nghề kinh doanh.
Trước sự lo lắng, loay hoay tìm hướng giải quyết phục hồi sau đại dịch, CLB Doanh Nhân Phú Yên tại TP HCM đã tổ chức một buổi toạ đàm về thách thức cũng như cơ hội cho doanh nghiệp trong tình hình hiện đại, đặc biệt là việc áp dụng chuyển đổi số trong vận hành doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Chuyển đổi số là việc đi từ áp dụng quản lý thủ công sang quản lý số, dùng dữ liêu số để thực hiện việc phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm có những kế hoạch cụ thể trong định hướng phát triển, đồng thời là nền tảng để tương tác trực tiếp với nhà cung cấp và khách hàng hay ngay cả trong nội bộ doanh nghiệp, giúp thông tin, truyền thông và hoạt động thực hiện được nhịp nhàng, hiệu quả hơn.
Việc chuyển đổi số có thể thực hiện từ việc sử dụng những phần mềm cơ bản dành cho kế toán cho đến phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý hàng hoá, quản lý tệp khách hàng, hay cao hơn là phần mềm ERP doanh nghiệp. Nhưng tựu chung lại gốc rễ vẫn phải từ cấp nhân sự bottom-up đồng lòng thực hiện việc áp dụng số hoá trong công việc.
Ông Phạm Xuân Nam – Chủ tịch CLB DN Phú Yên có chia sẻ: “Hãy biết sợ nhưng đừng sợ quá. Đại dịch đến bất ngờ và cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đến doanh nghiệp, chúng ta phải xem đây là một bài học để nhìn nhận những lổ hổng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Nhìn nhận thẳng vào vấn đề và thay đổi, nhưng thay đổi phải nhanh chóng linh hoạt theo xu hướng mới của hành vi khách hàng. Còn ông Phan Thanh Sơn, diễn giả cuả toạ đàm, nhấn mạnh rằng chuyển đổi số nghe rất vĩ mô nhưng doanh nghiệp hãy bắt đầu từ những bước đầu tiên, bắt đầu biết Think Big, nhìn bức tranh tổng quan để áp dụng số vào trong doanh nghiệp mình từ những bước đầu tiên. Đội ngũ lãnh đạo phải sẵn sàng cởi mở học hỏi, kiên định với quyết định và tầm nhìn của doanh nghiệp, liên tục định hướng, đào tạo nhân viên để họ cũng hiểu và đồng hành cùng sự thay đổi tất yếu này”.
Thời điểm hiện tại, phải có tồn tại mới phát triển được, dù trong khó khăn thử thách vẫn sẽ có cơ hội cho từng doanh nghiệp. Áp dụng sự thay đổi trong cách vận hành, tiếp cận và truyền thông đến khách hàng, chúng ta luôn cần chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cơn địa chấn nào trong tương lai. Hãy là “chiếc phao” của chính mình, để dù chồng chềnh trong cơn lũ cuốn, chúng ta sẽ không bị nhấn chìm.