Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố cần thiết mà bạn có thể tham khảo và dựa vào đó để viết được một bài số hóa thông tin doanh nghiệp CHUẨN CHỈNH cho doanh nghiệp của chính bạn.
I - Các yếu tố cần để số hóa thông tin doanh nghiệp
Để đưa doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với khách hàng trên nền tảng số, việc truyền tải thông tin một cách chất lượng và hấp dẫn là yếu tố then chốt. Khách hàng ngày nay không chỉ tìm kiếm sản phẩm mà còn muốn hiểu rõ về giá trị, sứ mệnh và cam kết của doanh nghiệp. Việc số hóa thông tin doanh nghiệp không chỉ nhằm cung cấp thông tin cơ bản, mà còn phải tạo dựng niềm tin, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối bền chặt với khách hàng. Vậy làm sao để đưa doanh nghiệp của bạn vượt xa mong đợi của khách hàng?
Dưới đây là một số yếu tố để bạn tham khảo:
1. Thông tin cần thiết của doanh nghiệp
Các thông tin cần thiết của doanh nghiệp được liệt kê trong mục 1 sẽ là nguồn thông tin chất lượng mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và thu thập để hoàn thành bài số hóa doanh nghiệp hoàn chỉnh ở mục 2.
Logo
Logo doanh nghiệp là một yếu tố nhận diện quan trọng, mang tính biểu tượng và thể hiện bản sắc thương hiệu một cách cô đọng nhất. Đó là hình ảnh đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy và gắn bó trong tâm trí, giúp họ nhớ đến doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Đây cũng vừa là yếu cố cần thiết vừa là yếu tố cơ bản mà mỗi doanh nghiệp phải có.
Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Từ giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, ta sẽ thu thập được các thông tin cơ bản để lắp đầy các trường thông tin cần thiết cho việc số hóa doanh nghiệp như:
- Tên doanh nghiệp
- Mã số thuế
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Ngày thành lập
Các trang truyền thông (nếu có)
Ngày nay sự phát triển và gắn kết giữa công nghệ, mạng xã hội và truyền thông đang vô cùng mạnh mẽ, chính vì vậy mà doanh nghiệp nào tận dụng được cả 3 nền tảng trên đều vô cùng dễ dàng trong việc số hóa thông tin doanh nghiệp của chính mình. Các kênh truyền thông như: website, fanpage Facebook, kênh Youtube,... (nếu có) sẽ là nơi thu thập thông tin cần thiết cho việc số hóa thông tin và mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hồ sơ năng lực (nếu có)
Hồ sơ năng lực là tài liệu quan trọng thể hiện đầy đủ và súc tích về khả năng, kinh nghiệm, cũng như các thành tựu của doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, từ tầm nhìn, sứ mệnh đến các lĩnh vực hoạt động chính, dịch vụ cung cấp, và các dự án đã thực hiện.
Khỏi phải nói thì đây là yếu tố mà nếu có, việc số hóa thông tin doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!
2. Thông tin đầy đủ để số hóa mọi doanh nghiệp
Dựa trên các thông tin bạn có thể thu thập ở mục 1, ta sẽ hoàn thành được cơ bản một bài thông tin của doanh nghiệp mà bạn muốn số hóa. Doanh nghiệp có thông tin nào, ta sẽ đem thông tin đó vào bài số hóa doanh nghiệp sao cho đầy đủ nhất có thể. Bạn cũng có thể dựa trên các thông tin đầy đủ dưới đây để bổ sung/ hoàn chỉnh thông tin số hóa cho doanh nghiệp của mình.
2.1. Giới thiệu sơ lược
Là phần tóm tắt ngắn gọn về doanh nghiệp, bao gồm các thông tin cơ bản như: tên doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động chính, quy mô và vị trí trên thị trường. Phần này nhằm giúp khách hàng nắm bắt nhanh về doanh nghiệp một cách rõ ràng và súc tích.
2.2. Giới thiệu chi tiết
Cung cấp thông tin chi tiết hơn về doanh nghiệp, bao gồm:
- Tiền thân của doanh nghiệp (nếu có)
- Thời gian thành lập
- Các lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
2.3. Lịch sử hình thành
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, từ những bước đi đầu tiên cho đến hiện tại cũng là thông tin mà mọi khách hàng, đối tác đều quan tâm đến. Bao gồm các cột mốc quan trọng, những thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, cũng như các giai đoạn phát triển đáng chú ý khác. Phần thông tin này giúp người đọc cảm nhận sự trưởng thành và tiềm lực doanh nghiệp của bạn.
2.4. Ý nghĩa logo và slogan
- Logo: biểu tượng thị giác của doanh nghiệp, giúp định hình hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
- Slogan: câu nói ngắn gọn truyền tải giá trị cốt lõi, tinh thần và sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn gửi gắm.
Việc truyền tải ý nghĩa của logo và slogan trong bài số hóa doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Khi thương hiệu bước vào môi trường số, logo và slogan không chỉ là hình ảnh hay câu từ, mà còn là công cụ kết nối và xây dựng niềm tin với khách hàng. Giúp khách hàng hiểu rõ ý nghĩa của logo và slogan cũng là cách tạo dựng sự uy tín và khẳng định cam kết của doanh nghiệp. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, định vị hình ảnh một cách nhất quán và thu hút khách hàng hiệu quả trong kỷ nguyên số.
2.5. Tầm nhìn & sứ mệnh
- Tầm nhìn: Phác họa bức tranh doanh nghiệp muốn đạt đến trong tương lai, mô tả đích đến dài hạn và kỳ vọng về vị thế doanh nghiệp trong ngành.
- Sứ mệnh: Nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp, giá trị mà doanh nghiệp cam kết đem đến cho khách hàng, đối tác, và cộng đồng.
Thông tin này thể hiện ý chí và tinh thần của doanh nghiệp, giúp khách hàng và đối tác hiểu rõ định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp ra sao.
2.6. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi là nguyên tắc hướng dẫn mọi hoạt động của doanh nghiệp và tạo nên nét văn hóa riêng biệt, là các giá trị nền tảng mà doanh nghiệp tuân thủ trong hoạt động kinh doanh và quản lý. Đây có thể là những phẩm chất như sự uy tín, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, và khát vọng vươn lên.
2.7. Mục tiêu chiến lược
Mô tả các mục tiêu lớn mà doanh nghiệp đề ra để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Mục tiêu chiến lược có thể bao gồm việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, và tạo ra giá trị lâu dài cho khách hàng và cộng đồng. Phần thông tin này cho thấy tầm nhìn xa và khả năng hoạch định của doanh nghiệp.
2.8. Quy mô doanh nghiệp
Giúp làm rõ mức độ phát triển và tiềm năng của doanh nghiệp trong ngành. Trình bày các con số thể hiện quy mô của doanh nghiệp, bao gồm:
- Số lượng nhân sự
- Tổng giá trị doanh nghiệp hoặc doanh thu hàng năm
- Số lượng khách hàng, thị trường đang hoạt động.
2.9. Đối tác đồng hành
Các đối tác đồng hành là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp. Mục này có thể bao gồm thông tin chung về các đối tác của bạn và bắt buộc phải có tất cả logo của các doanh nghiệp mà bạn liên kết. Khách hàng khi xem cũng sẽ có cái này tổng quát về các mối quan hệ kinh doanh mà bạn có, thể hiện sự uy tín và nâng tầm thương hiệu cho chính bạn.
2.10. Thông tin sản phẩm chủ chốt
Giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật mà doanh nghiệp cung cấp, bao gồm thông tin về đặc điểm, lợi ích, và các ưu thế cạnh tranh. Phần này nhấn mạnh vào những sản phẩm mang tính chiến lược hoặc có khả năng tạo nên sự khác biệt trên thị trường.
2.11. Cam kết chất lượng
Những cam kết mà doanh nghiệp đưa ra về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Chẳng hạn như các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình kiểm soát nghiêm ngặt và cam kết đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Thông tin này sẽ là cơ sở tạo dựng niềm tin và sự hài lòng của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
2.12. Thành tựu đạt được
Trình bày những thành tựu nổi bật mà doanh nghiệp đã đạt được trong quá trình phát triển, như các dự án lớn, các hợp đồng đối tác quan trọng, hoặc các kết quả kinh doanh ấn tượng. Đây là cách để khẳng định năng lực và sự uy tín cho doanh nghiệp của bạn.
2.13. Giấy chứng nhận, bằng khen
Bộ sưu tập hình ảnh các giấy chứng nhận, bằng khen và các giải thưởng uy tín mà doanh nghiệp đã nhận được. Đây là những minh chứng cụ thể về sự công nhận của thị trường và các tổ chức uy tín đối với doanh nghiệp, tạo thêm uy tín cho khách hàng và đối tác.
2.14. Sự kiện nổi bật
Giới thiệu một vài sự kiện quan trọng mà doanh nghiệp đã tham gia hoặc tổ chức, như các hội thảo, triển lãm, hoạt động cộng đồng, hay các chiến dịch nổi bật,... Nhờ đó giúp cho người đọc có cái nhìn sâu hơn về hoạt động và ảnh hưởng mà doanh nghiệp bạn mang lại.
2.15. Các kênh truyền thông
Danh sách các kênh truyền thông của doanh nghiệp, bao gồm: website, fanpage Facebook, kênh YouTube, LinkedIn và các trang mạng xã hội khác. Dẫn link cụ thể để khách hàng dễ dàng truy cập và kết nối, nhằm giúp doanh nghiệp duy trì liên lạc với khách hàng, mở rộng tương tác và quảng bá thương hiệu hiệu quả hơn.
II - Các tiêu chuẩn khi số hóa thông tin doanh nghiệp
Dưới đây là các tiêu chuẩn bạn nên tuân theo khi số hóa thông tin doanh nghiệp:
- Logo: Vuông [tỉ lệ 1:1] - Kích thước: 1000 x 1000 px
- Tên doanh nghiệp: Đúng với tên trong Giấy phép đăng ký kinh doanh (Viết hoa mỗi chữ cái đầu tiên, không ghi in hoa, ví dụ: Công Ty Cổ Phần Hiền Nhân Group)
- Số điện thoại: bố cục 4 3 3 hoặc đối với điện thoại khác 10 số thì đảm bảo giữ được bố cục 3 3 ở cuối. Ví dụ: 09xx xxx x89 hoặc 029xx xxx x89;
- Giới thiệu sơ lược & Nội dung: Không được bỏ qua, bạn có thể copy 1 đoạn ngắn giới thiệu doanh nghiệp đưa vào.
- Tiêu đề mục lục: Viết theo cách viết chính tả thông thường, không cần viết hoa mỗi chữ cái đầu tiên.
- Ảnh chi tiết/ ảnh doanh nghiệp: Hình chữ nhật [tỉ lệ 4:3] - Kích thước: 1000 x 750 px.
LƯU Ý:
- Đối với bằng khen, chứng nhận và giấy tờ là ảnh có chứa thông tin quan trọng của doanh nghiệp phải giữ nguyên, không cần cắt theo tỉ lệ 4:3 để không bị mất các thông tin của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp muốn hoàn thiện bài số hóa thông tin của mình, mọi người cần thực hiện theo các tiêu chuẩn trên để bài số hóa được đồng bộ, chuyên nghiệp và đạt chất lượng số hóa tốt nhất.
III - Các yếu tố CẦN khác
1. Hình ảnh trong bài số hóa doanh nghiệp
Như đã đề cập ở trên, việc đồng bộ hình ảnh cho bài số hóa là vô cùng quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn. Khi người đọc xem qua thông tin doanh nghiệp của bạn, hình ảnh cũng là yếu tố vô cùng thu hút, các hình có nhiều tỉ lệ khác nhau nếu không biết cách bố trí nội dung hợp lý sẽ khiến người đọc dễ cảm thấy khó chịu, thiếu chuyên nghiệp. Chính vì vậy, cách tốt nhất bạn nên đồng bộ 1 tỉ lệ hình ảnh cho thông tin của bài số hóa doanh nghiệp bạn nhé.
2. Video liên quan về doanh nghiệp
Bạn cần có những video giới thiệu về doanh nghiệp hoặc video chia sẻ về văn hóa, giá trị và sứ mệnh của doanh nghiệp mà mình đang xây dựng. Những video này có thể bao gồm các câu chuyện từ ban lãnh đạo, quy trình sản xuất, các hoạt động nội bộ hoặc các sự kiện nổi bật. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu.
Khi khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp, họ sẽ có đầy đủ từ thông tin, hình ảnh đến video minh họa chân thực, giúp họ hiểu rõ hơn về giá trị và cam kết mà doanh nghiệp mang đến. Từ đó, khách hàng sẽ có sự tin tưởng và động lực mạnh mẽ hơn để chọn doanh nghiệp của bạn cho các nhu cầu của họ.
3. Viết nội dung theo từng đoạn
Nội dung doanh nghiệp nên được trình bày theo từng đoạn, giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy thông tin mình quan tâm và dễ dàng đọc hiểu. Việc chia nội dung thành từng đoạn không chỉ giúp khách hàng dễ tiếp cận mà còn hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật và chỉnh sửa thông tin nhanh chóng khi cần thiết. Khi hồ sơ doanh nghiệp được sắp xếp theo từng đoạn rõ ràng, tổng thể sẽ trở nên trực quan và chuyên nghiệp hơn, tránh cảm giác quá tải thông tin khi khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc viết nội dung theo từng đoạn còn cho phép chèn hình ảnh minh họa cho từng phần thông tin quan trọng. Mỗi đoạn lớn có thể đi kèm một hình ảnh, cách trình bày sinh động này không chỉ tạo sự hứng thú mà còn giúp khách hàng hiểu sâu hơn về doanh nghiệp của bạn.
4. Thêm nhãn (tag) cho bài viết
Nhãn (tag) của doanh nghiệp chính là các từ khóa chủ chốt liên quan đến lĩnh vực, dịch vụ, hoặc đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp. Khi số hóa thông tin doanh nghiệp, việc phân loại các nhãn này là vô cùng quan trọng, giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp của bạn thông qua các tag này.
Việc gắn nhãn (tag) cho bài số hóa doanh nghiệp cũng giúp tối ưu khả năng tìm kiếm doanh nghiệp của bạn, khách hàng hoặc đối tác quan tâm đến lĩnh vực của doanh nghiệp cũng dễ dàng nhìn thấy bạn trong vô vàn sự lựa chọn khác.
III - Lời kết
Ngoài hình ảnh chuyên nghiệp và video giới thiệu doanh nghiệp ấn tượng, nội dung về doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết định việc khách hàng có tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp của bạn hay không. Nội dung số hóa chi tiết không đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ đọc toàn bộ, nhưng đó là yếu tố quan trọng giúp thông tin về doanh nghiệp của bạn được Google đánh giá cao và tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.
Một bài số hóa doanh nghiệp chất lượng sẽ:
- Giúp xây dựng lòng tin vững chắc từ khách hàng
- Thúc đẩy quyết định hợp tác và lựa chọn doanh nghiệp của khách hàng
- Gia tăng giá trị dịch vụ, sản phẩm và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp
- Tạo dấu ấn mạnh mẽ, nâng tầm thương hiệu!
Tham khảo thêm các doanh nghiệp đã được chúng tôi số hóa ở đường link bên dưới...
IV - Thông tin liên hệ
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0939 526 665 (Mr. Linh)
- Email: it@allwin.vn
Tìm hiểu và đăng ký số hóa doanh nghiệp qua liên kết bên dưới...