Chuyển đổi số để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội tạo ra nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Và cuộc cách mạng số của tỉnh tận cùng phía Tây Nam Tổ quốc đạt được các kết quả tích cực.
Mang lại nhiều kết quả
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang xác định: Chuyển đổi số là lĩnh vực mới và rất nặng nề, vừa phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của tỉnh, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; đồng thời phát triển Chính phủ số, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, công dân số, đảm bảo mục tiêu của Trung ương, Chính phủ.
Lễ ký kết về cung cấp chữ ký số công cộng cho người dân trên địa bàn tỉnh kiên giang giữa Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang và VNPT, Viettel, Mobifone Kiên Giang. Ảnh Hữu Tuấn
Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 08/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 2174/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh về Chiến lược Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Ký kết Thỏa thuận Hợp tác giữa Sở thông tin và Truyền thông với trường Đại học Kiên Giang. Ảnh Hữu Tuấn
Phát biểu tại hội nghị chuyển đổi số, ông Võ Minh Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh: Việc thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đạt được các kết quả tích cực: Nhận thức và hành động về Chuyển đổi số có nhiều chuyển biến; Công tác chỉ đạo, điều hành được quan tâm, đẩy mạnh thực hiện; Hạ tầng số được tăng cường đầu tư, tiếp tục được phát triển; Dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến được triển khai hiệu quả, tỷ lệ phát sinh hồ sơ ngày càng tăng; An ninh, an toàn thông tin tiếp tục được chú trọng; Nguồn lực về tài chính và nhân lực dành cho Chuyển đổi số được quan tâm, tăng cường.
“Với nền tảng lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội tạo ra nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang” ông Võ Minh Trung nhấn mạnh.
Đồng thời, triển khai hiệu quả Chiến lược Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Kịp thời cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về Chuyển đổi số. Tập trung triển khai đồng bộ hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số của tỉnh Kiên Giang. Tập trung thúc đẩy phát triển dữ liệu ngành, dữ liệu của các đơn vị, địa phương, thực hiện chia sẻ dữ liệu nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nâng cao tỉ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến, thanh toán trực tuyến và số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số của tỉnh. Tăng cường truyền thông về lợi ích của chuyển đổi số để các cơ quan, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số, tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả.
Nguồn trích dẫn
Bài viết được trích dẫn từ:
- Nguồn: Báo Kinh Tế Và Đô thị
- Phóng viên: Hữu Tuấn
Xem chi tiết bài viết gốc ở đường link bên dưới...