Bối cảnh: Tác phẩm chủ yếu miêu tả cuộc chiến tranh quân sự và chính trị trong gần 1 thể kỉ từ Trung Bình năm thứ nhất đời Linh Đế (Lưu Hoằng) - Đông Hán năm 184 đến Thái Khang năm thứ nhất đời Vũ Đế (Tư Mã Viêm) - Tây Tấn năm 280. Đó là quá trình hình thành và diệt vong của 3 tập đoàn phong kiến Nguỵ (Tào Tháo) - Thục (Lưu Bị) - Ngô (Tôn Quyền).
Giá trị: Nội dung đã phơi bày cục diện chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, một giai đoạn cát cứ phân tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân khốn khổ. Thể hiện mạnh mẽ nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân và tư tưởng "ủng Lưu phản Tào".
Đặc sắc nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tạo nên nhân vật đặc sắc, nghệ thuật kể chuyện tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn. Ngoài ảnh hưởng văn học còn ảnh hưởng đến giá trị lịch sử, quân sự, chuyển tải thành phim.
Quy mô: Tác phẩm dài 75 vạn chữ, 120 hồi do cha con Mao Tôn Cương sửa chữa đầu đời Thanh. Tác phẩm với rất nhiều tuyến nhân vật trong đó có những nhân vật được xây dựng đạt đến mức điển hình như: Lưu Bị (tuyệt nhân), Tào Tháo (tuyệt gian), Quan Công (tuyệt nghĩa), Trương Phi (tuyệt dũng), Khổng Minh (tuyệt trí)... Nghệ thuật miêu tả chiến tranh cũng đạt đến mức đỉnh cao với những trận đánh với quy mô đồ sộ tiêu biểu là trận Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử.
Ý nghĩa: "Tam quốc diễn nghĩa" là câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Thục Hán lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Mặc dù còn dấu ấn khá đậm của tư tưởng chính thống và sự thực lịch sử không hẳn như thế, nhưng khi thể hiện tư tưởng "ủng Lưu phản Tào" muốn gửi gắm ước muốn cuộc sống hòa bình thống nhất của nhân dân vào 1 ông vua biết thương dân vì dân - Lưu Bị.