Lời chia sẻ của tác giả về cuốn sách
Theo Osho, từ lâu đã tồn tại một quy luật tất yếu đến hà khắc đó là những người làm công việc sáng tạo không bao giờ nghĩ hay mơ mộng về sự trọng vọng. Họ phải sống như một cuộc đời của du mục- một cuộc đời đầy chông gai, dễ mất phương hướng. Đó cũng là điều kiện duy nhất và tốt nhất để họ mặc sức sáng tạo. Nhưng trong tương lai, mỗi người sẽ có kiểu, cách sống khác nhau; cuộc sống du mục là kết quả của một cuộc đời ước định sẵn và tuân theo quy luật cũ.
Bản thân loài người cũng cần phải có mảnh đất riêng, mảnh đất của tự do. Chủ nghĩa du mục là một lối sống không chiều theo quy tắc xã hội, là một kiểu phản ứng tất yếu. Nhưng nếu bản thân tác giả cho rằng tâm nhìn của tác giả trở thành hiện thực, khi đó chủ nghĩa du mục sẽ không tồn tại nữa bởi sẽ không còn gọi là tâm trí đám đông luôn tìm cách thống trị con người. Khi đó chỉ có sự sáng tạo. “Người sáng tạo là người có sự hiểu biết thấu suốt có thể nhìn thấy những điều chưa ai từng thấy trước đó và nghe thấy những điều chưa ai từng nghe.”
Qua cuốn sách Sáng tạo- Bừng cháy sức mạnh bên trong, ta nhận được gì?
Trong hành trình tìm đến sự sáng tạo, tác giả Osho thể hiện quan điểm với năm vấn đề:
Một là, CHUẨN BỊ TOAN, trong đó bao gồm:
Sống đời phong phú
An nhiên trong hành động
Hài hòa với tự nhiên
Hai là, NĂM TRỞ NGẠI, được thể hiện bao gồm:
1- Ý thức về cái tôi
2- Chủ nghĩa cầu toàn
3- Trí tuệ
4- Niềm tin
5- Trò chơi danh vọng
Ba là, BỐN CHÌA KHÓA, bao gồm:
1- Trở lại là một đứa trẻ
2- Sẵn lòng học hỏi
3- Thấy Niết bàn giữa trần thế
4- Sống mộng mơ
Bốn là, BỐN CÂU HỎI, với những tương ứng nội dung bao gồm:
1- Kí ức và trí tưởng tượng
2- Chứng trầm cảm hậu sản
3- Sáng tạo và sự lai tạo
4- Nghệ thuật kính trọng đồng tiền
Năm là, SÁNG TẠO, như một phần kết luận:
Sự sáng tạo tối thượng và ý nghĩa cuộc đời.