Thân Thế Sự Nghiệp: Thái Uý – Nghĩa Quốc – Hậu Trạch Công Thượng Đẳng Đại Vương Đặng Huấn (1579 – 1590)
Cụ Đặng Huấn sinh năm Kỷ Mão (1579) tại Lương Xá, huyện Chương Đức (nay là thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). là hậu duệ đời thứ 6 Cụ tổ Tiến sỹ Trần Văn Huy (tức Đặng Hiên), hậu duệ đời thứ 5 cụ Trần Lâm (tức Đặng Trần Lâm).
Thân thế sự nghiệp: Thái Uý – Nghĩa Quốc – Hậu Trạch Công Thượng Đẳng Đại Vương Đặng Huấn (1579 – 1590)
Cụ Đặng Huấn sinh năm Kỷ Mão (1579) tại Lương Xá, huyện Chương Đức (nay là thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội); Cha là Đặng Điện, mẹ là Nguyễn Thị Toàn. Cụ là hậu duệ đời thứ 6 Cụ tổ Tiến sỹ Trần Văn Huy (tức Đặng Hiên), hậu duệ đời thứ 5 cụ Trần Lâm (tức Đặng Trần Lâm).
Thuở nhỏ, Cụ theo cha mẹ về sống ở quê ngoại thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên. Khi mẹ mất, hai cha con rời về sinh sống ở Hạ Thôn – xã Thịnh Phúc (nay là thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên Hà Nội). Mấy năm sau cha mất, Cụ còn nhỏ được dân làng nuôi dưỡng, lớn lên được Quan Đô cho vào chăn ngựa chiến và dạy võ nghệ. Cụ có sức khỏe hơn người, thông minh, có tài cưỡi ngựa. Sau đó tham gia đầu quân của tướng công Lê Bá Đễ. Năm 19 tuổi, Cụ được phong chức Chưởng vệ sự tước Khổng Lý Bá chỉ huy đội vệ binh. Đến đầu niên hiệu Thuận Bình (1549) đời vua Lê Trung Tông, Cụ theo tướng quân Lê Bá Ly phù nhà Lê. Trịnh Kiểm đã thu nhận và phong tước Cụ làm Khổng Lý Hầu, cai quản quân bộ, làm chỉ huy quân đội tiên phong, nhiều lần ra trận đánh quân nhà Mạc lập công to. Để trả thù Cụ, Mạc Phúc Nguyên đã cho quân đến Lương Xá và Hạ thôn để tìm diệt họ Đặng.
Hơn 40 năm binh nghiệp, Cụ đã đảm trách việc chinh phạt bốn phương, thu phục vùng biên cảnh, bách chiến bách thắng, công lao thật to lớn. Trải qua muôn vàn khó khăn, Cụ đã dốc tài kinh bang tế thế, phù trì thánh giá nhà vua, khôi phục xã tắc, vỗ yên sinh dân, đức độ khiêm tốn. Công lao to lớn mà vua không ngờ vực. Địa vị nhất triều mà không hề ai ghen ghét đố kỵ. Cụ là một bậc công thần thời Lê Trung Hung.
Cụ đã lần lượt được phong Nghĩa Quốc công năm 41 tuổi; Dương võ uy dũng, Tây quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc năm 44 tuổi. Năm 55 tuổi được vua phong Thiếu Phó, Minh Nghĩa oai dũng chức Thái phó.
Cụ có con gái Đặng Thị Ngọc Giao lấy Trịnh Tùng. Cụ có công hết lòng nuôi dưỡng dạy dỗ cháu ngoại thành tài, sau trở thành Thống quốc chinh Thanh Đô vương Trịnh Tráng (1623-1657).
Ngày 18 tháng 6 năm Canh Dần – Quang Hưng thứ 13 (1590) Triều vua Lê Thế Tông – Thái Phó Nghĩa Quốc công Đặng Huấn đã tạ thế thọ 72 tuổi. Đức vua và Phủ Chúa thân hành đến làm tang lễ tỏ lòng thương xót vô cùng, ban đồ điếu tế rất hậu, tặng cụ chức Thái úy, thụy là Cương chính, Gia phong thân phụ Đặng Điện tước Nghiêm Quận công. Ấn phong Chánh phu nhân, truy phong người anh của cụ (mất sớm) là Toàn quận công. Khi Triết Vương Trịnh Tráng lên ngôi, nhớ đến công lao ông ngoại truy phong cụ là Hậu Trạch công. Dưới Triều Tây Sơn truy phong Thượng đẳng đại vương được thờ Thành Hoàng làng ở một số nơi, lập cung miếu thờ ở Lương Xá và Hạ thôn cho danh hiệu là Hữu Phủ Từ. Trích kho 1330 lạng bạc để mua 50 mẫu ruộng giao cho dân xã Thịnh Phúc cày cấy sắm lễ tế thờ; miễn thuế, bài biểu hàng năm cho dân nộp vào Phủ từ để thờ cúng hàng năm ở hai nơi Thịnh Phúc và Lương Xá.
Hữu phủ từ ở Lương Xá chính là Phủ thờ họ Đặng hiện nay.
Hữu phủ từ ở Hạ thôn (tức Giẽ Hạ) xưa kia rất tôn nghiêm, có bia đá ghi công đức của cụ (bia đá con rùa hiện còn để ở đình làng). Trong kháng chiến đã bị thực dân Pháp tàn phá, sau này làm kho lương thực đầu làng.
Hài cốt cụ Đặng Huấn được rước về nằm kề bên thân phụ Nghiêm quận công Đặng Điện trên đỉnh gò giữa đồng Hạ thôn. Về sau con cháu cụ cho dựng ngôi chùa làng lên trên hai ngôi mộ đó gọi là Phúc Am tự. Năm 1953 chùa bị giặp Pháp tàn phá. Năm 2005 dân làng Giẽ Hạ xây dựng ngôi chùa mới ở cạnh đình làng. Năm Chính Hòa thứ 7 (1686) hậu duệ của cụ là Yến Quận công Đặng Tiến Thự đã tặng dân Hạ thôn ngôi đình làm toàn bộ gỗ lim. Đình đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1994. Cụ Hậu Trạch công Đặng Huấn sinh được 13 con trai và gái. Con trai là Đặng Tiến Vinh lập nhiều chiến công được phong Hà quận Công tặng Tả Tư không, các cháu nội là Doanh Quận công Đặng Thế Tài, Liêm quận công Đặng Thế Khoa đều là tướng văn võ song toàn…
Cụ Nghĩa Quốc Hậu Trạch công Đặng Huấn đã mở đầu cho sự phát triển của dòng họ Đặng gốc Lương Xá với 32 quận Công, Đô đốc, 38 vị tước Công Hầu – Bá – Tử - Nam. Thời đại Hồ Chí Minh có cố Tổng bí thư – Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh (tức Đặng Xuân Khu) – người con tiêu biểu nhất của họ Đặng Việt Nam ở thế kỷ XX.
Dưới sự chủ trì của HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG hai huyện Phú Xuyên – Thường Tín đã được thành lập. Được sự giúp đỡ chí tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Đảng, Chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc xã, chi hội người cao tuổi thôn và nhân dân địa phương cùng với tấm lòng công đức tri ân Tiên Tổ của con cháu nội ngoại, cùng bà con ở mọi miền đất nước góp công sức xây dựng lăng mộ cụ Thái Phó Nghiêm quận công Đặng Điện và Thái úy nghĩa quốc Hậu Trạch Công Thượng Đẳng đại vương Đặng Huấn bề thế, tôn nghiêm vào mùa hạ năm Đinh Hợi (2007).
Các thế hệ con cháu họ Đặng Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và biết ơn công đức của Người cùng các bậc tiên tổ tiền bối, nguyện xứng đáng với truyền thống họ Đặng Việt Nam và lịch sử đã ghi nhận.
Kính cẩn sưu tầm và biên soạn
Tháng 4 năm Kỷ Sửu (5/2009)
Thừa ủy nhiệm của HĐGT – HĐVN
Đặng Vượng – Lưu Trang – Đặng Trần Lưu