Vị khách khen ngợi lời ứng đối nhanh nhạy, chỉnh – chuẩn của cậu quý tử của cụ đồ Hoè. Tài năng phát lộ của Đặng Xuân Bảng lan rộng ra cả vùng.
Tài năng và nhân cách
Hơn hai thế kỷ trước, Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) được vinh danh là làng khoa bảng có nhiều người đỗ đạt cao của tỉnh Nam Định như nhiều làng khoat hiếu học và thông minh. Năm 12 tuổi, có một vị khách đến nhà chơi và ra câu đối: “Trời có mắt, trời không xa, đèn trời soi xét”; Đặng Xuân Bảng đối ngay: “Đất không chân, đất biết chạy, quả đất xoay vần”. Vị khách khen ngợi lời ứng đối nhanh nhạy, chỉnh – chuẩn của cậu quý tử của cụ đồ Hoè. Tài năng phát lộ của Đặng Xuân Bảng lan rộng ra cả vùng.
Hơn hai thế kỷ trước, Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) được vinh danh là làng khoa bảng có nhiều người đỗ đạt cao của tỉnh Nam Định như nhiều làng khoat hiếu học và thông minh. Năm 12 tuổi, có một vị khách đến nhà chơi và ra câu đối: “Trời có mắt, trời không xa, đèn trời soi xét”; Đặng Xuân Bảng đối ngay: “Đất không chân, đất biết chạy, quả đất xoay vần”. Vị khách khen ngợi lời ứng đối nhanh nhạy, chỉnh – chuẩn của cậu quý tử của cụ đồ Hoè. Tài năng phát lộ của Đặng Xuân Bảng lan rộng ra cả vùng.
Ông đỗ tú tài kép (hai khoa, Bính Ngọ – 1846 và Mậu Thân – 1848); đến khoa Canh Tuất – 1850 đỗ cử nhân và khoa thi Bính Thân niên hiệu Tự Đức thứ 9 (1858) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Khi biết Đặng Xuân Bảng từ nhỏ đến khi đỗ Tiến sĩ đều học cha, tại yến đăng khoa ở điện Càn Chánh, Vua Tự Đức đã ban tặng bốn chữ: “Giáo tử đăng khoa” (nghĩa là dạy con mà thi đỗ vào hàng khoa bảng) và ông được sung vào Nội các triều đình tham gia chỉnh lý bộ “Nhân sư kim giám”. Thời gian làm việc trong triều, Đặng Xuân Bảng đã viết bản Điều trần về cải cách quân sự, chính trị, đối ngoại, kinh tế – tài chính…, tuy được nhà vua và triều thần có đưa ra nghị đàm nhưng không thực tình chấp thuận thực hiện. Đến nay nhiều nội dung trong bản Điều trần ấy vẫn còn giá trị thời sự.
Năm 1861 Đặng Xuân Bảng giữ chức quyền Tri Phủ Thọ Xuân, rồi Tri Phủ Yên Bình (Thanh Hoá). Năm 1864 ông làm Án sát tỉnh Quảng Yên, tiếp đến là làm Giáo thụ Phủ Ninh Giang (Hải Dương). Năm 1870, ông được phong chức Tuần Phủ Hưng Yên; đến tháng 6-1872 nhậm chức Tuần Phủ Hải Dương.
Năm 1873, đội quân xâm lược của thực dân Pháp tấn công Thành Đông (TP Hải Dương), Tuần phủ Đặng Xuân Bảng cùng quan quân nơi đây dồn sức xây dựng phòng tuyến kháng chiến và chiến đấu rất ngoan cường. Theo sử sách ghi: “Pháo thần công và súng kíp nhỏ bị trọng pháo đặt trên tàu chiến đè bẹp”…, Thành Đông thất thủ. So với các tỉnh, thành lân cận thì Thành Hải Dương “mất trong thế lấy lại”. Nhưng triều đình đã triệu ông về Kinh đô Huế chờ nghị xét (kỷ luật). Hai năm sau kết luận của triều đình là: không có sơ suất, cố gắng chiến đấu giữ thành, rút lui bảo toàn lực lượng và Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng được điều ra xã Yên Mao, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc TP Hà Nội) mộ phu lập đồn điền, sau đó ông được phục chức Quang lộc tự Thiếu Khanh, lãnh chức Đốc học Nam Định.
Năm 1886, khi làm Đốc học tỉnh Nam Định, Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng còn dành tâm sức, tổ chức khai hoang phục hoá lập ra ấp Tả Hành, xã Văn Lâm, huyện Thư Trì (tỉnh Thái Bình). Dưới thời Vua Đồng Khánh, ông đã từ chối chức quan cao hơn của Triều đình mà xin về nghỉ. Vua đồng ý và cho hưởng chế độ Tuần phủ (chức cao nhất trong thời gian làm quan của ông).
Đặng Xuân Bảng được người đời kính trọng là vị quan thanh liêm, nghĩa khí, một lòng vì nước, vì dân. Thời gian về nghỉ tại quê, ông lại dồn tâm sức vào việc viết sách, dạy học, lập thư viện Hy Long “sách chứa đầy 6 gian nhà ngói”; làm tiên chỉ tư văn ở huyện và hướng dẫn nông dân khai hoang mở rộng cấy cày… Ông đã viết gần 20 cuốn sách về các lĩnh vực: lịch sử, địa lý, địa chí và văn hoá ứng xử. Tiêu biểu là các tác phẩm: “Nam phương danh vật khảo”, “Độc sử bị khảo”, “Thiên đình Việt sử”…
Nhờ công dạy bảo ân tình thấu đáo của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, hàng chục học trò của ông đã đỗ đạt thành danh. Trong số đó có Vũ Tuân, người làng Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương đỗ thủ khoa thi Hương năm 1900, đỗ Phó bảng năm 1901. Các học trò rất mến mộ tài đức của ông. Khi ông mất (năm 1910), có tới 300 học trò xin chịu tang.
Kế thừa tài năng, nhân cách của Tiến sĩ – Tuần phủ Đặng Xuân Bảng, các thế hệ tiếp nối trong gia tộc như Đặng Xuân Thiều, Đặng Xuân Viện, Đặng Xuân Mậu, Đặng Quốc Bảo, Đặng Xuân Kỳ… đã trở thành những trí thức, nhà văn hoá, cách mạng và quân sự danh tiếng, có nhiều đóng góp cho dân tộc và đất nước.
Đặc biệt cháu nội ông là Đặng Xuân Khu (Trường Chinh – 1907-1988) đã trở thành lãnh tụ của Đảng và Nhà nước ta, từng giữ trọng trách: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội./.
Ngô Tiến Vạnh