Ông Kết cho biết, trước khi đến với nghề nuôi ong, gia đình ông chủ yếu làm ruộng. Tuy nhiên, khi nhận thấy một số hộ dân trong vùng nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao và tận dụng được nguồn hoa dồi dào của địa phương, ông quyết định chuyển nghề.
Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật
Tận dụng thảm thực vật phong phú, đa dạng của vùng miền, nhiều hộ nông dân tại Điện Biên đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Sở hữu hơn 600 đàn ong Italy, ông Đỗ Xuân Kết, ở thôn 10 xã Sam Mứn hiện là một trong những hộ nuôi ong quy mô lớn tại Điện Biên.
Ông Kết cho biết, trước khi đến với nghề nuôi ong, gia đình ông chủ yếu làm ruộng. Tuy nhiên, khi nhận thấy một số hộ dân trong vùng nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao và tận dụng được nguồn hoa dồi dào của địa phương, ông quyết định chuyển nghề.
Để nắm được các kiến thức cơ bản về nuôi ong, năm 1993, ông Kết tìm xuống Hà Nội học kỹ thuật gây đàn và chăm sóc tại Trung tâm nghiên cứu ong. Trở về quê nhà, ông áp dụng kiến thức đã học vào phát triển đàn ong của gia đình. Tuy nhiên, thời điểm đó, loại ong mà ông nuôi là ong rừng, cho sản lượng mật không cao, tỷ lệ ong chết lại nhiều nên sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về không đáng kể.
Tới năm 2001
Tới năm 2001, khi biết về giống ong Italy có sức đề kháng cao, quy mô đàn lớn và cho sản lượng mật nhiều hơn, ông Kết đã vay thêm tiền để mua 10 đàn, sau đó, tiến hành nhân đàn. Cứ như vậy, sau 15 năm, số lượng đàn ong của gia đình ông đã lên tới 600.
Ông Kết cho biết, ong Italy là loại dễ nuôi nhưng vốn đầu tư ban đầu và vốn hàng năm nhiều hơn so với ong rừng. Một năm, tại Điện Biên có 4 tháng dồi dào lượng hoa để ong lấy phấn làm mật, những tháng còn lại, ông Kết cho ong ăn thêm đường hoặc di chuyển ong tới các vùng có hoa. Có thời điểm, ông còn cho đàn ong ăn “bao bột” – hỗn hợp đậu tương hoặc đậu xanh trộn với phấn hoa khô tự nhiên.
“Tháng 12 Âm lịch, Điện Biên nở rộ mùa hoa chó đẻ, đến thời điểm sau Tết, hàng trăm loại hoa xuân bung nở; rồi tới mùa hoa nhãn… kéo dài đến tận tháng 4. Suốt mấy tháng liên tục, nguồn hoa dồi dào nên ong cho sản lượng mật cao nhất, chất lượng thơm ngon nhờ được pha trộn từ nhiều loại phấn hoa”, ông Kết chia sẻ.
Khi hoa ở Điện Biên vơi dần, ông Kết lại di chuyển ong về vùng Phú Thọ – nơi có những đồi keo bạt ngàn. Sản lượng mật keo thu được rất lớn, song thị trường nội địa lại ít đón nhận. Do vậy, mật keo chủ yếu được xuất bán cho các công ty xuất nhập khẩu, còn mật ong thông thường được bán tự do theo nhu cầu đặt hàng của khách.
Ông Kết cho biết, sản lượng mật trung bình của cơ sở là trên 30 tấn mỗi năm, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Tiền lãi mà gia đình ông thu về là khoảng 400 – 500 triệu đồng mỗi năm.
Đàn ong Italy của gia đình ông Đỗ Xuân Kết ở Điện Biên.
Ngoài nuôi ong Italy lấy mật, ông Kết còn tiến hành gây đàn, nhân đàn ong giống và cung cấp giống cho bà con trong huyện cũng như một số vùng lân cận. Về ong giống, ông thường bán theo đàn cho các hộ muốn phát triển trang trại. Đối với hộ nuôi muốn bổ sung quy mô đàn do ong bị chết, ông cũng bán theo số lượng yêu cầu. Trung bình, mỗi đàn ong giống có khoảng 8 – 10 cầu ong. Vào mùa hoa rộ vụ, giá ong giống cao nhất, có khi tới 2 triệu đồng một đàn; khi hoa vãn mùa, giá mỗi đàn là khoảng 800.000 đồng.
Phong Vân