Từ đó, người nuôi ong có thu nhập “kép” từ rừng: lấy gỗ, nuôi ong… Không dừng lại ở đó, hiện ông Phú còn nuôi 100 con trâu, bò; thu nhập từ cá, cây ăn quả, nuôi ong lấy mật mỗi năm gia đình ông Phú thu về gần 300 triệu đồng.
Trong những năm qua
ĐBP – Năm 2005, từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Điện Biên, ông Vi Văn Phú, xã Sam Mứn (huyện Điện Biên) đào 1.500m2 ao thả cá rô phi đơn tính thương phẩm. Đi lên từ mô hình gia trại nhỏ, hiện nay gia đình ông Phú nhận khoanh nuôi 15ha rừng, nuôi gần 100 tổ ong mật. Ông Phú cho rằng dựa vào rừng để phát triển nghề nuôi ong, người nông dân đã khai thác tối đa nguồn thức ăn dồi dào có sẵn trong tự nhiên đồng thời góp phần bảo vệ rừng từ việc khoanh nuôi, phát triển thêm nguồn cây, nguồn hoa. Từ đó, người nuôi ong có thu nhập “kép” từ rừng: lấy gỗ, nuôi ong… Không dừng lại ở đó, hiện ông Phú còn nuôi 100 con trâu, bò; thu nhập từ cá, cây ăn quả, nuôi ong lấy mật mỗi năm gia đình ông Phú thu về gần 300 triệu đồng.
Cũng trên địa bàn xã Sam Mứn, anh Đỗ Văn Kết, ở đội 12 nhận khoanh nuôi 20ha rừng. Phần lớn diện tích rừng anh Kết để phát triển đàn ong lấy mật. Từ 50 thùng ban đầu, số lượng đàn ong được nhân lên qua các năm. Hiện anh Kết nuôi gần 300 thùng ong, mỗi thùng ong cho thu hoạch từ 30 – 40kg mật, với giá thị trường từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, mỗi thùng ong sẽ thu về trên 3 triệu đồng/năm, trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh Kết thu lãi gần 400 triệu đồng. Có nguồn tiêu thụ ổn định từ hợp đồng tại các tỉnh phía nam, hàng năm gia đình anh Kết cung cấp hàng chục tấn mật có chất lượng đảm bảo. Anh Kết cho biết thêm: Sản phẩm từ ong rất đa dạng bao gồm: sáp, mật, sữa ong chúa… Hiện sản phẩm sữa ong chúa của gia đình anh cũng được thị trường đón nhận, số lượng sữa ong chúa chưa có nhiều do đó chủ yếu anh chỉ cung cấp số lượng lớn cho các đơn hàng đã đặt.Với phương châm phát triển kinh tế theo nhu cầu thị trường, thị trường cần, mình có, ông Nguyễn Văn Điện, xã Thanh Luông thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ngoài việc nhận khoanh nuôi 5ha rừng, ông Điện đã chuyển những diện tích ngô, sắn kém hiệu quả sang đầu tư trồng thanh long ruột tím. Trồng thanh long không đòi hỏi kỹ thuật cao, loại quả này phù hợp khí hậu thổ nhưỡng khu vực lòng chảo Điện Biên nên rất sai quả, có vị ngọt đậm; mỗi gốc thanh long gia đình ông Điện thu hoạch từ 20 – 30kg quả, với giá bán 25.000 đồng/kg nhân với 300 gốc, mỗi vụ ông Điện thu về gần 200 triệu đồng. Ông Điện cho biết: Một số chủ trang trại mua giống thanh long ruột tím của gia đình để trồng, bởi những năm gần đây, loại thanh long này mang lại giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, ngô. Ngoài ra, ông Điện còn dựa vào rừng để nuôi thêm 120 tổ ong mật, mỗi năm thu trên 1.000 lít mật.
Trong những năm qua, mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp làm kinh tế đã giúp nhiều nông dân ở huyện Điện Biên có đời sống khá giả; thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân hưởng ứng, tham gia tích cực. Số hộ nghèo giảm, số hộ khá và giàu tăng; nhiều hộ vươn lên trở thành chủ các trang trại, gia trại, quy mô sản xuất ngày càng phát triển. Đến nay toàn huyện có trên 200 trang trại, gia trại, thu hút hàng nghìn lao động là con em nông dân có việc làm và thu nhập ổn định.
Không chỉ là cầu nối với Ngân hàng Chính sách Xã hội, trong nhiều năm qua để giúp hàng nghìn lượt hội viên nông dân được vay vốn phát triển kinh tế thoát nghèo, các cấp hội nông dân huyện Điện Biên đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trạm khuyến nông; Chi cục Bảo vệ thực vật mở hàng trăm lớp tập huấn truyền đạt kinh nghiệm trong các lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, giảm nghèo nhanh bền vững cho hàng nghìn cán bộ, hội viên. Phấn đấu đến hết năm 2017, số hội viên nghèo giảm từ 20% xuống còn 15%.
Bài, ảnh: Thành Đạt